Làm nghề nail có độc hại không? Tác hại của nghề làm nail 

Nghề nail hiện nay vô cùng hot khi mang đến cơ hội việc làm cùng mức thu nhập cao, nhưng cũng có nhiều lo ngại về sự độc hại khi sử dụng hoá chất liên tục có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vậy làm nghề nail có độc hại không? Các hoá chất gây hại cũng như những vấn đề về sức khỏe thường thấy đối với thợ nail là gì? Mega Academy sẽ cùng bạn tìm hiểu và giải đáp những vấn đề xoay quanh sự độc hại của nghề nail ngay trong bài viết này.

Làm nghề nail có độc hại không? Các hoá chất độc hại 

Thực tế hiện nay không thể phủ nhận rằng làm nghề nail thực sự gây độc hại đối với sức khỏe con người. Mặc dù nghề nail mang lại rất nhiều cơ hội cho mọi người, tuy nhiên có một mối nguy hại lớn đó là thợ nail phải sử dụng các hoá chất độc hại thường xuyên trong thời gian làm nghề. Các chất hóa học trong sơn móng tay, keo và dung môi có thể gây hại cho sức khỏe nếu tiếp xúc lâu dài, nồng độ cao và không có biện pháp bảo vệ phù hợp. Việc thường xuyên hít phải hơi hóa chất và tiếp xúc da với các chất này có thể gây kích ứng, dị ứng và thậm chí làm hại đến hệ thống hô hấp và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Để bảo vệ sức khỏe khi làm nghề nail, việc áp dụng biện pháp an toàn và sử dụng các sản phẩm không chứa chất độc hại là rất quan trọng.

>>> Xem thêm: Có bầu học nail được không? 

Theo như những nghiên cứu, 3 hoá chất nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe đến người thợ nails, bao gồm: 

Formaldehyde

Đây là thành phần thường được sử dụng trong keo dán móng và sơn gel để làm cứng móng. Formaldehyde có thể gây kích ứng da, mắt và đường hô hấp. Nó cũng được xem là chất gây ung thư trong một số trường hợp và còn làm xáo trộn chu kỳ kinh nghiệp ở phụ nữ. Ngoài ra. nếu tiếp xúc thường xuyên với chất này có thể dẫn đến việc phát sinh ra nhiều bệnh như: ho, kho thở, tức ngực, hen suyễn hay hạ nhiệt độ cơ thể. 

Làm nghề nail có độc hại không? Chất Formaldehyde độc hại
Làm nghề nail có độc hại không? Chất Formaldehyde độc hại

Xem thêm:

Toluene

Toluene trong nghề nail sẽ thường được tìm thấy trong sơn móng và có công dụng giúp sơn khô nhanh. Nhìn chung đây cũng là hoá chất gây hại đối với sức khỏe con người khi có thể gây chóng mặt, đau đầu, ngứa mũi, làm cơ thể mệt mỏi, chảy nước mắt sống, khó ngủ và ảnh hưởng đến hệ hô hấp nếu hít phải trong môi trường không thông thoáng. Trong nhiều trường hợp nặng, chất này còn gây tổn thương gan và thận.

Dibutyl phthalate (DBP) 

Chất Dibutyl phthalate thường được sử dụng trong sơn móng để làm mềm và tạo độ bóng. DBP có thể gây kích ứng da, mắt và hệ hô hấp. Phụ nữ hít chất này lâu cũng ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe sinh sản và hệ thần kinh.

Các hợp chất khác 

Các chất khác như formaldehyde resin, camphor và ethyl methacrylate cũng có thể được sử dụng trong các sản phẩm nail và cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như dị ứng, kích ứng da và thậm chí làm hại đến hệ thống nội tiết.

Các vấn đề thường gặp trong nghề nail

Nghề nail là một ngành dễ làm, kiếm được nhiều tiền và đang ngày càng phát triển, được dự đoán là có thể trở thành một ngành kinh doanh có sức cạnh tranh lớn. Nhưng ít ai biết tiềm ẩn rủi ro đối với sức khoẻ của ngành này rất nhiều. Dưới đây là những vấn đề thường gặp trong nghề đối với thợ nail mà bạn nên tham khảo:

Kích ứng da và dị ứng

Tiếp xúc liên tục với các hóa chất có hại trong sơn móng, keo và dung môi có thể gây kích ứng, dị ứng da hoặc các vấn đề da khác như eczema. Do các chất hóa học trong dụng cụ học nail có thể làm mất đi sự cân bằng của da, làm giảm độ ẩm khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cơ thể. 

Kích ứng da và dị ứng
Kích ứng da và dị ứng

Vấn đề hô hấp 

Hít phải hơi hóa chất trong không gian làm việc có thể gây ra vấn đề về hệ hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hoặc các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt. Những nguyên nhân này là do các hợp chất như aceton, formaldehyde và các dung môi khác bay hơi và tạo thành hơi trong không khí làm ảnh hưởng đến hô hấp.

Sức khỏe sinh sản 

Một số chất hóa học độc hại trong sản phẩm nail có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, gây ra vấn đề với thai nghén hoặc hệ thống nội tiết. Thậm chí, phụ nữ mang thai nếu vẫn tiếp tục làm nail thì cần phải hết sức cẩn thận để giảm thiểu ảnh hưởng xấu không chỉ với mẹ bầu và còn đối với thai nhi. Đặc biệt, những dịch vụ như đắp bột nên được hạn chế bởi hàm lượng chất độc được sử dụng có thể tác động đến sự phát triển của em bé.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá

Mùi hương của các loại hoá chất gây kích ứng tiêu hoá, gây buồn nôn, đầy hơi và tiêu chảy. Đặc biệt những người làm việc trong môi trường này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi mỗi ngày đều hít phải những hoá chất độc hại.

Nguy cơ hại gan và thận 

Nguyên nhân gây hại cho gan và thận là do các chất hóa học trong sản phẩm nail hấp thụ qua da và tiếp xúc với cơ thể. Để giảm thiểu rủi ro, việc sử dụng sản phẩm không chứa các chất độc hại, đảm bảo không gian làm việc thông thoáng và đeo bảo hộ khi làm việc là cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe của gan và thận.

Tham khảo: Mặt trái của nghề nail và cách giảm tác hại khi làm nghề

Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khoẻ

Làm nghề nail có độc hại không không chỉ đơn giản do bản thân các sản phẩm, dụng cụ làm nail chứa các thành phần gây hại mà còn bởi cách bạn thực hiện cũng như setup không gian làm việc. Theo các chuyên gia nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe đối với thợ làm nail như sau:

Sử dụng các sản phẩm kém chất lượng 

Sử dụng quá nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, như sơn móng, cọ vẽ và các dụng cụ kém chất lượng không chỉ nguy cơ gây hại đến sức khỏe của nhân viên làm nail mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ.

Áp dụng nhiều mặt hàng cùng lúc

Pha trộn nhiều sản phẩm nail cùng lúc có thể tạo ra những phản ứng không mong muốn. Mỗi sản phẩm nail có các thành phần đặc trưng riêng và khi chúng được kết hợp, có thể tạo ra phản ứng không lường trước. Điều này có thể gây tổn thương cho da, bong tróc, đặc biệt là đối với những nhân viên làm nail có da nhạy cảm.

Nơi làm việc không thông thoáng 

Việc tiếp xúc hàng ngày với nhiều mỹ phẩm và dụng cụ làm nail trong một không gian chật hẹp và thiếu không khí có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là liên quan đến hệ thần kinh và hô hấp. Nhân viên làm nail thường phải đối mặt với các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, khó thở, chóng mặt và khó ngủ do sự ô nhiễm không khí và không gian làm việc kém thông thoáng trong thời gian làm việc.

Nên làm việc ở nơi thoáng đãng
Nên làm việc ở nơi thoáng đãng

Không đeo khẩu trang khi làm việc 

Nhân viên làm nail hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp của họ. Việc liên tục đối mặt với người khác, bụi bẩn từ môi trường xung quanh và mùi hương từ các sản phẩm làm nail có thể gây ra nhiều vấn đề về hệ hô hấp. Những nguy cơ này có thể gây nên các triệu chứng như nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mắt, hoặc kích ứng hệ hô hấp khác.

Không rửa tay sạch sẽ sau khi làm nail

Khi làm nail cho khách hàng xong, tay sẽ dính nước sơn, các sản phẩm làm nail trên tay. Sau đó lại vô tình chùi lên mặt, mắt, mũi dễ bị mẫn cảm với các thành phần có trong sản phẩm làm móng. Do đó, nên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn và rửa thật kỹ lại với nước.

Cách bảo vệ để giảm tác hại

Công việc nào cũng có những rủi ro, bệnh nghề nghiệp, nghề nail cũng không ngoại lệ. Vì vậy, nếu hỏi liệu rằng làm nghề nail có độc hại không thì câu trả lời sẽ là CÓ. Tuy nhiên, nếu bạn biết tự chủ động bảo vệ sức khoẻ của mình bằng những cách thức vô cùng đơn giản và nhanh chóng thì sự độc hại khi làm thợ nail sẽ không phải vấn đề quá lớn. Do đó, dưới đây Mage Academy sẽ gợi ý cho bạn một vài cách có thể làm giảm tác hại với sức khỏe khi làm nai đơn giảnl:

Sử dụng các sản phẩm chất lượng, an toàn

Trong mọi ngành nghề, sản phẩm và dụng cụ chất lượng là điều quan trọng. Trong ngành nail, sản phẩm không nên chứa các chất như toluene, formaldehyde, dibutyl phthalate, acid methacrylic vì chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, từ hệ thần kinh đến hệ hô hấp.

Đeo găng tay khi làm nail

Việc đeo găng tay khi làm nail không chỉ bảo vệ khách hàng khỏi bệnh tật mà còn giảm thiểu tác động của sản phẩm đối với nhân viên. Thay đổi găng tay thường xuyên là quan trọng để đảm bảo an toàn.

Vệ sinh tay sau mỗi lần làm nail

Vệ sinh tay sau mỗi lần làm việc giúp ngăn ngừa vi khuẩn và hạn chế tiếp xúc với các chất trong sản phẩm nail. Sử dụng dung dịch sát khuẩn và rửa kỹ bằng nước sạch sau mỗi lần làm nail xong cho khách hàng là điều mà thợ nail cần thực hiện để tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như những người xung quanh.

Vệ sinh tay sau mỗi lần làm nail là điều cần thiết
Vệ sinh tay sau mỗi lần làm nail là điều cần thiết

Giữ vệ sinh nơi làm việc thoáng mát

Môi trường làm việc cần sạch sẽ và thoáng đãng. Việc thông gió và giữ môi trường làm việc thoải mái giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn, bảo vệ sức khỏe cho bạn cũng như sẽ hạn chế việc hít phải nhiều chất độc hại của đồ nghề làm nail.

Đeo khẩu trang

Đeo khẩu trang trong quá trình làm việc giúp hạn chế tiếp xúc với mùi hương của sản phẩm và bụi bẩn, đồng thời giữ cho đường hô hấp được bảo vệ tốt hơn.

Qua bài viết này, học viện Mega đã cung cấp cho bạn những vấn đề liên quan đến việc liệu làm nghề nail có độc hại không. Mong rằng sau khi đọc xong bài này, các bạn sẽ hiểu hơn về ngành dịch vụ làm nail cũng như những ảnh hưởng có thể phải đối mặt khi theo nghề để chủ động và tự tin hơn trong hành trình định hướng nghề nghiệp. Nếu bạn là một người yêu thích cái đẹp, đam mê với làm móng và muốn kiếm thêm thu nhập hấp dẫn thì còn chần chờ gì mà không đăng ký khoá học nail tại Mega Academy. Bạn có thắc mắc hay muốn đăng ký khoá học thẩm mỹ nói chung cũng như về nail nói riêng, vui lòng liên hệ qua hotline 0346 051 033 để được tư vấn cũng như nhận được những ưu đãi dành riêng cho chương trình đào tạo nail tại học viện Mega Academy.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận