Xăm môi có đau không? Cần lưu ý những gì khi xăm môi

Quy trình thực hiện xăm môi có đau không?

Xăm môi là một phương pháp làm đẹp phổ biến giúp bạn sở hữu đôi môi tươi tắn, quyến rũ mà không cần sử dụng son hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người ngần ngại khi lựa chọn liệu trình phun môi vì không biết xăm môi có đau không. Vậy phun môi có gây đau đớn gì không? Tại sao xăm môi lại bị đau? Hãy cùng học viện Mega tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Xăm môi có đau không?

“Xăm môi có đau không” là câu hỏi mà rất nhiều chị em thắc mắc khi có ý định làm đẹp bằng phương pháp phun xăm thẩm mỹ. Vậy thực hư ra sao, hãy tìm hiểu cụ thể trong các phần sau đây:

Quá trình thực hiện xăm môi có đau không?

Khi bắt đầu thực hiện phun môi, việc sử dụng các đầu kim xăm nhỏ để đưa màu vào lớp biểu bì của môi có thể khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, bất an. Tuy nhiên, trên thực tế, cảm giác này thường chỉ như châm chích nhẹ hoặc râm ran, giống như lúc bạn bị cào nhẹ. Hơn nữa, các trung tâm thẩm mỹ hiện nay thường sử dụng các loại thuốc tế trước khi thực hiện phun xăm để giảm thiểu cảm giác đau đớn cho khách hàng, đảm bảo quá trình làm đẹp diễn ra nhẹ nhàng và thoải mái. Từ đó, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi trải nghiệm các dịch vụ làm đẹp khác. Tuy nhiên, tuỳ vào cơ địa và khả năng chịu đựng của mỗi người mà có thể cảm thấy đau rát khó chịu. 

Quy trình thực hiện xăm môi có đau không?
Quy trình thực hiện xăm môi có đau không?

Sau khi thực hiện phun môi có đau không?

Không chỉ quan tâm đến quá trình thực hiện, cảm giác đau đớn sau khi phun môi cũng là điều khiến nhiều người bận tâm. Thông thường, sau khi phun môi, bạn sẽ cảm thấy một chút khó chịu hoặc đau nhức ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, cảm giác này thường chỉ kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Đó chỉ là phản ứng sinh học thông thường của da sau khi bị tác động bởi các mũi kim. Để có thể giảm bớt cảm giác khó chịu, bạn có thể áp dụng các biện pháp như bôi thuốc mỡ hoặc hạn chế tiếp xúc với nước trong những ngày đầu sau khi phun xăm môi. Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp bạn nhanh chóng sở hữu đôi môi lên màu đẹp và chuẩn.

Dặm lại màu xăm môi có đau không?

Dặm lại màu xăm môi là quá trình cần thiết để có thể duy trì màu xăm cho đôi môi của bạn. Điều này cũng có thể sẽ khiến bạn lo lắng về cảm giác liệu xăm môi có đau không. Tuy nhiên, dặm lại màu phun môi thường ít đau hơn so với lần xăm đầu tiên vì vùng da môi lúc này đã quen với việc kim xăm đưa màu vào lớp biểu bì da. Mặc dù có thể sẽ đem lại cảm giác hơi đau nhức và gây khó chịu cho bạn, nhưng đây là quá trình cần thiết để có thể duy trì kết quả thẩm mỹ của đôi môi.

Dặm lại màu xăm môi có đau không?
Dặm lại màu xăm môi có đau không?

Tại sao bị đau khi phun xăm môi?

Để có thể hiểu rõ về nguyên gây ra cảm giác đau khi phun xăm môi, chúng ta cần xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cảm giác này. Cụ thể như sau:

Công nghệ và máy phun xăm lạc hậu, lỗi thời

Một trong những nguyên nhân chính khiến việc xăm môi bị đau là do công nghệ và máy móc lạc hậu. Các thiết bị phun xăm hiện đại thường được thiết kế để giảm thiểu cảm giác đau cũng như tối ưu hóa tối đa hiệu quả thẩm mỹ. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại máy móc lỗi thời, kim xăm sẽ không thể đi mực một cách mượt mà, gây ra những vết xước và tổn thương không mong muốn cho bề mặt vùng da môi. Điều này không chỉ làm gia tăng cảm giác đau đớn, mà còn kéo dài thời gian hồi phục và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng môi sau phun xăm.

Tay nghề của kỹ thuật viên phun xăm

Kỹ thuật viên có tay nghề cao sẽ biết cách dùng lực tay và điều chỉnh độ sâu cũng như tốc độ của kim xăm sao cho phù hợp với từng loại da, từng vị trí tiêm trên môi. Ngược lại, những kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm, yếu tay nghề có thể gây ra các sai sót như đi kim quá sâu hoặc quá nhanh, đi mực nhiều lần cùng một vùng môi, gây ra vết thương sâu và làm cho khách hàng cảm thấy đau đớn. Những sai sót nhỏ này không chỉ làm tăng cảm giác đau mà còn có thể gây ra các vấn đề khác như màu xăm môi không đều hoặc môi sau khi xăm bị biến dạng.

Kỹ thuật viên chưa lành nghề, thiếu kinh nghiệm có thể khiến bạn bị đau khi xăm môi
Kỹ thuật viên chưa lành nghề, thiếu kinh nghiệm có thể khiến bạn bị đau khi xăm môi

Ngưỡng chịu đau của mỗi người

Xăm môi có đau không còn phụ thuộc vào ngưỡng chịu đau của mỗi người. Một số người có thể cảm thấy đau hơn những người khác dù cùng trải qua một quy trình xăm môi tương tự nhau. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ địa da, tình trạng sức khỏe và tâm lý. Những bạn có ngưỡng chịu đau thấp thường sẽ cảm thấy khó chịu hơn, cần được chăm sóc và phải chuẩn bị tâm lý thật kỹ trước khi có ý định thực hiện xăm môi thẩm mỹ.

Tình trạng nền môi gốc

Nền môi của bạn cũng đóng vai trọng quan trọng trong việc quyết định cảm giác khi xăm môi. Dưới đây là một số yếu tố cụ thể:

Da môi thiếu ẩm

Môi thiếu ẩm khiến da bị khô và dễ tổn thương hơn trong quá trình xăm. Khi da khô, kim xăm đi qua sẽ dễ gây ra các vết xước và gây chảy máu, từ đó làm tăng cảm giác đau đớn. Để có thể hạn chế điều này, bạn hãy nhớ dưỡng ẩm môi thật kỹ trước khi thực hiện xăm môi nhé.

Khuyến khích bạn dưỡng môi kỹ càng trước khi thực hiện xăm môi
Khuyến khích bạn dưỡng môi kỹ càng trước khi thực hiện xăm môi

Da môi quá nhạy cảm

Da môi nhạy cảm sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn với các tác động từ kim xăm. Những người có làn da nhạy cảm thường dễ bị đau và sưng hơn sau khi xăm. Đối với trường hợp này, quá trình phun xăm cần phải được thực hiện bởi các kỹ thuật viên có tay nghề cao, nhằm điều chỉnh lực và kỹ thuật xăm một cách cẩn thận để giảm thiểu sự khó chịu cho khách hàng.

Độ dày và mỏng của môi

Mặc dù môi mỏng thường dễ bị tổn thương do lớp da mỏng, nhưng thực tế là môi dày có thể gây ra cảm giác đau nhiều hơn. Điều này xảy ra vì môi dày đòi hỏi kỹ thuật viên phải đi kim nhiều lần để đảm bảo mực xăm được phủ đều, dẫn đến tổn thương bề mặt môi lớn hơn. Lượt đi kim tăng thêm này không chỉ kéo dài thời gian xăm mà còn làm tăng cảm giác đau, đồng thời khiến quá trình phục hồi sau đó khó khăn hơn do mức độ tổn thương sâu và rộng.

Độ đau khi xăm môi còn tùy theo độ dày và mỏng của môi bạn
Độ đau khi xăm môi còn tùy theo độ dày và mỏng của môi bạn

Mức độ màu xăm mong muốn

Màu xăm môi đậm thường yêu cầu kim xăm đi sâu hơn vào da để đảm bảo màu lên đúng và giữ lâu. Việc này có thể làm tăng cảm giác đau so với khi xăm màu nhạt, vì kim xăm phải tác động mạnh hơn và nhiều lần hơn.

Các lưu ý cần nhớ để xăm môi không đau

Để có được trải nghiệm làm đẹp thoải mái và ít đau đớn, bạn cần chuẩn bị thật kỹ càng và lưu ý một vài yếu tố trước và sau khi thực hiện phun xăm. Cụ thể:

Trước khi xăm

  • Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng: Đảm bảo cơ sở thực hiện phun xăm phải có giấy phép hoạt động của Bộ Y tế và phải có cơ sở vật chất hiện đại. Ngoài ra, các cơ sở uy tín thường sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề ổn định, giúp quá trình phun xăm diễn ra an toàn và hiệu quả thẩm mỹ bền lâu.
  • Tìm hiểu về người thực hiện: Tay nghề của người thực hiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phun xăm của bạn. Bên cạnh đó, những kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm sẽ kiểm soát lực tay tốt hơn khi xăm, giảm thiểu cảm giác đau đớn cho khách hàng.
  • Chuẩn bị tinh thần thoải mái: Đây sẽ là chìa khóa giúp bạn vượt qua cảm giác đau đớn của quá trình xăm môi một cách dễ dàng. Khi tâm trạng được thả lỏng, bạn sẽ không còn cảm thấy khó chịu khi thực hiện phun môi.
  • Dưỡng môi kỹ càng: Một đôi môi mềm mại và đàn hồi tốt không chỉ giúp kim xăm đi qua dễ dàng, mà còn giảm bớt cảm giác đau khi thực hiện.

Sau khi xăm

  • Chườm đá: Giúp giảm sưng và đau, làm dịu vùng da môi bị tổn thương.
  • Uống đủ nước: Cung cấp độ ẩm cần thiết cho cơ thể, bao gồm cả môi. Ngoài ra, việc uống đủ 2 lít nước một ngày giúp cơ thể đào thải độc tố tốt hơn, hỗ trợ cho quá trình hồi phục của môi sau khi phun.
  • Không há miệng quá to khi ăn uống: Tránh làm căng môi và rách vảy trong giai đoạn môi đang hồi phục, nhằm đảm bảo môi lành lại một cách tự nhiên và an toàn.
  • Kiêng các thực phẩm dễ kích ứng, mưng mủ và để lại sẹo: Tránh ăn các thực phẩm như đồ cay nóng, hải sản, thịt bò, thịt gà, trứng,…
  • Không uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích: Cồn và các chất kích thích khác có thể làm tăng cảm giác đau cũng như kéo dài thời gian làm lành vết thương.
  • Thoa thuốc mỡ hoặc thuốc kích màu môi theo hướng dẫn: Giúp bảo vệ môi khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng và giúp màu xăm lên chuẩn hơn.
  • Bổ sung rau xanh và trái cây tươi: Giúp hạn chế sự sinh sản của sắc tố melanin, từ đó sẽ giúp đôi môi bạn lên màu đẹp và chuẩn hơn.
Bôi thuốc mỡ sau khi xăm môi
Bôi thuốc mỡ sau khi xăm môi

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết trên của Mega Academy đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “xăm môi có đau không” cùng như cung cấp thêm các thông tin liên quan khác. Có thể thấy, việc phun xăm môi có thể sẽ gây ra một chút đau đớn, nhưng với công nghệ hiện đại và các biện pháp giảm đau hiệu quả, cảm giác này sẽ được giảm thiểu. Điều quan trọng là bạn cần phải chọn đúng cơ sở thẩm mỹ uy tín, quá trình làm đẹp cần được thực hiện bởi kỹ thuật viên tay nghề cao và chính bản thân bạn phải đầu tư thời gian chăm sóc cho kết quả phun xăm thì mới có thể duy trì hiệu quả lâu dài. Ngoài ra, nếu bạn đang có mong muốn trở thành một kỹ thuật viên phun xăm thẩm mỹ với mức thu nhập ổn định và hấp dẫn, hãy liên hệ ngay với học viện Mega để được tư vấn chi tiết về khóa học phun xăm.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận