Dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng và cách xử lý hiệu quả

phun moi bi nhiem trung

Phun xăm môi đang là xu hướng làm đẹp vô cùng phổ biến đối với chị em phụ nữ trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên, không phải kết quả phun môi lúc nào cũng hoàn hảo. Dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng là vấn đề quan trọng, cần nhận biết sớm để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Hãy cùng Học viện đào tạo thẩm mỹ Mega Academy tìm hiểu kỹ về các dấu hiệu xăm môi bị nhiễm trùng, nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Các dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng

Phun môi là một quá trình thẩm mỹ phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng an toàn tuyệt đối. Nhận biết các dấu hiệu môi xăm bị nhiễm trùng sớm có thể giúp bạn điều trị kịp thời, tránh để lại di chứng và đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất.

Ngứa ngáy khó chịu

Ngứa là một trong những dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết của môi xăm bị nhiễm trùng. Thông thường, sau quá trình phun xăm, môi có thể cảm thấy hơi ngứa do quá trình lành tự nhiên của da. Tuy nhiên, nếu cảm giác này kéo dài và không giảm đi sau vài ngày, đặc biệt có thể đi kèm với các triệu chứng khác như sưng tấy hoặc lở loét, đó có thể là dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng.

Biện pháp khắc phục

  • Tránh gãi hoặc chạm vào vùng da môi bị ngứa để không gây thêm tổn thương cho môi.
  • Sử dụng các loại kem chống ngứa được bác sĩ chỉ định để làm dịu cảm giác ngứa ngáy.
  • Vệ sinh vùng da môi bằng nước muối sinh lý để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.

Khô khốc, tróc vảy

Một trong những dấu hiệu khác của nhiễm trùng môi sau xăm là môi bạn sẽ trở nên khô khốc và tróc vảy. Điều này có thể do vi khuẩn đã bắt đầu xâm nhập và gây tổn thương cho lớp biểu bì môi. Môi khô và bong tróc không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến vùng da môi bị căng tức, khó chịu và đau đớn.

Da môi trở nên khô và bong tróc nhiều sau khi phun xăm
Da môi trở nên khô và bong tróc nhiều sau khi phun xăm

Biện pháp khắc phục

  • Dùng son dưỡng môi không chứa các chất độc hại để giữ ẩm cho môi.
  • Không nên liếm môi vì nước bọt có chứa axit, sẽ làm tình trạng khô môi trở nên nặng hơn.
  • Uống nhiều nước hơn để duy trì độ ẩm cho môi và cơ thể.

Sưng tấy và phồng rộp 

Sưng tấy và phồng rộp là triệu chứng thường thấy mỗi khi môi xăm bị nhiễm trùng. Ban đầu, sau khi phun môi thì tình trạng sưng nhẹ là bình thường. Nhưng sau một thời gian, nếu tình trạng sưng không giảm mà còn phồng lên nhiều hơn, có thể xuất hiện kèm theo các mụn nước thì bạn cần phải cảnh giác và tìm cách xử lý ngay.

Cách xử lý

  • Sử dụng bông gòn hoặc khăn sách để làm sạch phần dịch bị chảy ra. 
  • Vệ sinh vùng môi xăm bị nhiễm trùng để giữ sạch, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
  • Liên hệ với các bác sĩ hoặc các chuyên gia thẩm mỹ để được tư vấn và kê thuốc kháng sinh nếu cần.
Môi bị sưng to và phồng rộp ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Môi bị sưng to và phồng rộp ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Môi bị tụ máu và bầm tím

Môi bị tụ máu bầm là dấu hiệu nghiêm trọng của nhiễm trùng xăm môi. Nếu sau 10 ngày mà vẫn còn tình trạng xăm môi bị sưng, bầm tím và đau nhức thì bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc các cơ sở thẩm mỹ để được xử lý kịp thời. Việc môi bị tụ máu bầm kéo dài có thể để lại nhiều tác hại cho môi.

Biện pháp khắc phục:

  • Tránh các hoạt động gây áp lực lên vùng da môi như cắn hoặc mút môi.
  • Sử dụng các loại thuốc tan máu bầm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Theo dõi tình trạng môi mỗi ngày và báo cáo lại cho bác sĩ nếu có dấu hiệu xấu đi.

Lở loét và nổi mụn nước

Nếu môi của bạn xuất hiện những vết lở loét, nổi những nốt mụn nước li ti và chảy mủ thì đây chắc chắn là dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng nặng. Những vết lở loét này có thể gây đau nhức và khó chịu, cần phải được điều trị ngay để tránh để lại các di chứng lâu dài cho đôi môi và sức khỏe của chính bạn. 

Cách khắc phục

  • Không được phép tự ý chích hoặc tác động làm vỡ các mụn nước để tránh tình trạng nhiễm trùng lan rộng.
  • Sử dụng các loại thuốc bôi chống nhiễm trùng do bác sĩ chỉ định.
  • GIữ cho môi luôn sạch sẽ, khô ráo để ngăn sự phát triển của vi khuẩn.
Môi xăm bị nhiễm trùng và bắt đầu nổi các mụn nước li ti
Môi xăm bị nhiễm trùng và bắt đầu nổi các mụn nước li ti

Hoại tử

Hoại tử là tình trạng nghiêm trọng nhất của nhiễm trùng phun môi, là khi các lớp mô của môi bị tổn thương nặng đến mức chết đi. Đây là dấu hiệu báo động đỏ, bạn cần phải xử lý y tế ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của bản thân.

Cách xử lý phù hợp

  • Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
  • Cần điều trị bằng các biện pháp y tế chuyên sâu như kháng sinh liều lượng cao hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.
  • Theo dõi thường xuyên và chăm sóc đặc biệt cho môi sau khi điều trị để ngăn ngừa tái phát.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng khi xăm môi

Nguyên nhân khiến môi bị nhiễm trùng sau khi xăm có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

Quy trình vệ sinh tại cơ sở phun xăm thẩm mỹ không đảm bảo

Quy trình khử khuẩn không đúng quy chuẩn y khoa là nguyên nhân chính khiến vi khuẩn xâm nhập vào da. Môi là vùng da nhạy cảm và dễ bị tổn thương, do đó, việc khử khuẩn và vệ sinh vùng da này trước và sau khi phun xăm là rất cần thiết. Một số cơ sở thẩm mỹ có thể bỏ qua hoặc thực hiện không chuẩn các bước vệ sinh, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng vùng da môi.

  • Không tiệt trùng dụng cụ phun xăm: Các dụng cụ như đầu kim, máy phun xăm và các dụng cụ liên quan nếu không được tiệt trùng đúng cách sẽ trở thành nơi trú ẩn của vi khuẩn. Theo nghiên cứu của Đại học Y Dược TP.HCM, khoảng 20% các ca xăm môi bị nhiễm trùng xuất phát từ dụng cụ không đảm bảo vệ sinh.
  • Môi trường làm việc không sạch sẽ: Một số cơ sở thẩm mỹ hoạt động trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, có thể có bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho khách hàng.

Đầu kim sử dụng nhiều lần

Việc tái sử dụng các mũi kim phun xăm có thể khiến môi bị nhiễm trùng sau khi xăm.

  • Nguy cơ lây nhiễm chéo: Việc sử dụng kim xăm nhiều lần không chỉ gây nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ mà còn có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm khác như viêm gan B và HIV.
  • Tác động cơ học: Kim sử dụng nhiều lần có thể bị cùn, dễ gây ra những tổn thương cơ học không mong muốn cho da, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng da môi.

Sử dụng mực kém chất lượng để phun xăm môi

Các loại mực xăm kém chất lượng hoặc chứa nhiều các chất độc hại có thể gây kích ứng và nhiễm trùng cho môi. Việc sử dụng mực không rõ nguồn gốc hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn y tế sẽ làm môi xăm bị nhiễm trùng.

  • Chất lượng mực kém: Mực xăm chứa các chất như kim loại nặng (chì, thủy ngân), chất tạo màu tổng hợp có thể gây ra tình trạng dị ứng đối với da nhạy cảm, nặng hơn là viêm da và nhiễm trùng. 
  • Phản ứng hóa học: Các hóa chất trong mực nếu không phù hợp với cơ địa của người dùng có thể gây ra các phản ứng hóa học, dẫn đến viêm da và nổi mụn nước.

Vệ sinh sau khi xăm môi không đúng cách

Để hạn chế tình trạng nhiễm trùng môi sau xăm, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn vệ sinh và chăm sóc môi sau khi phun xăm. Sau khi phun môi, lớp da môi bị tổn thương và rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập nếu không được chăm sóc đúng cách.

  • Không giữ vệ sinh vùng da được phun xăm: Vùng da môi sau khi xăm cần tránh tiếp xúc với nước, bụi bẩn và các tác nhân khác trong vòng 24 giờ đầu. Việc tiếp xúc với nước không sạch hay dùng tay bẩn chạm vào môi sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Không dùng thuốc và kem dưỡng theo chỉ dẫn: Việc không dùng thuốc và kem dưỡng được bác sĩ chỉ định có thể khiến môi không được bảo vệ đúng cách, từ đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra các dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng.
Sử dụng thuốc bôi và kem dưỡng theo chỉ dẫn để bảo vệ môi sau khi xăm
Sử dụng thuốc bôi và kem dưỡng theo chỉ dẫn để bảo vệ môi sau khi xăm

Cách xử lý khi xăm môi bị nhiễm trùng

Khi nhận thấy các dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng, bạn cần biết cách xử lý khi xăm môi bị nhiễm trùng để tránh biến chứng:

  • Làm sạch và vệ sinh vùng môi nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý trước khi tìm kiếm các biện pháp xử lý khác.
  • Liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa hoặc cơ sở thẩm mỹ thực hiện phun xăm môi để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Uống thuốc và bôi thuốc điều trị đúng giờ theo đơn kê của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Lưu ý khi chăm sóc môi xăm bị nhiễm trùng

Chăm sóc môi sau khi phát hiện dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng là vô cùng quan trọng nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng chuyển nặng. Để có thể chăm sóc tốt cho đôi môi của mình, bạn cần nhớ những lưu ý sau đây:

  • Không dùng tay chạm, cọ xát vào môi để tránh nhiễm khuẩn thêm.
  • Không tự ý dùng thuốc không rõ nguồn gốc, chỉ sử dụng thuốc theo đơn được kê bởi bác sĩ.
  • Rửa tay sạch trước khi tiến hành các bước vệ sinh vùng da môi.
  • Không dùng son môi trong thời gian này (có thể dùng son dưỡng không màu).
  • Không ăn các món ăn từ gạo nếp, thịt bò, hải sản,…

Bài viết liên quan: Xăm môi có đau không? Cần lưu ý những gì khi xăm môi

Nhận biết sớm và xử lý kịp thời các dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng là điều rất quan trọng để bảo vệ đôi môi cũng như sức khỏe của bạn. Nếu bạn đang gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa hoặc các cơ sở thẩm mỹ uy tín để được tư vấn và điều trị. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có mong muốn theo học ngành phun xăm thẩm mỹ, đặc biệt là phun môi, bạn có thể tham khảo khóa học phun xăm của học viện Mega. Chúng tôi cam kết đào tạo các học viên trở thành những kỹ thuật viên chuyên nghiệp với kỹ thuật cao và nền tảng kiến thức vững chắc, hạn chế những tình trạng không mong muốn như phun môi bị nhiễm trùng. Liên hệ với học viện Mega ngay qua số 1900 8136 để được tư vấn chi tiết.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận