[Giải đáp] Có bầu xăm môi được không? Ảnh hưởng như thế nào?

Chị em phụ nữ đang có bầu xăm môi được không luôn là câu hỏi được đặt ra nhiều khi nhu cầu làm đẹp môi ngày càng tăng nhưng lại phải đặc biệt cẩn thận khi đang trong thai kỳ. Vậy mang thai tháng đầu xăm môi được không? Phương pháp phun xăm có ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé hay không? Mega Academy sẽ giải đáp tất tần tật các vấn đề liên quan ngay trong bài viết dưới đây. 

Lý do phụ nữ có thai môi thường bị nhạt màu?

Trước khi giải đáp cho thắc mắc liệu rằng có bầu xăm môi được không, các chuyên gia của Học viện Mega sẽ giải thích về lý do tại sao phụ nữ trong thời kỳ mang thai màu môi thường bị nhạt màu. Thực chất việc da mặt hay môi bị nhợt nhạt, thiếu sức sống khi mang thai là chuyện hết sức bình thường. Trong giai đoạn thai kỳ, nội tiết tố của phụ nữ sẽ bị thay đổi nên bạn sẽ thường thấy đại đa số các mẹ bầu bị thay đổi cả về ngoại hình bên ngoài lẫn tính tình bên trong so với thời điểm trước kia.

Nghiên cứu đã cho biết rằng vào giai đoạn mang thai, hai loại hoocmon sinh dục nữ là estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ tăng cao gấp nhiều lần so với bình thường. Hoocmon estrogen sẽ làm kích thích sản sinh melanin, dẫn đến da sẫm màu hơn ở một số khu vực như quầng thâm mắt và cả phẩn môi. Tuy nhiên, hormone progesterone lại có tác dụng ngược, nó sẽ giúp ức chế lại tác dụng kích thích của estrogen ở một số vùng da khác như môi do đó mà phụ nữ có thai thì đôi môi thường sẽ nhợt nhạt, không được hồng hào như lúc trước. 

Chính vì như thế mà nhiều chị em phụ nữ đã có ý định xăm môi trong thời gian bầu bí để đôi môi trở nên tươi tắn, căng mọng hơn.

Sự thay đổi hoocmon estrogen và progesterone khiến môi bà bầu nhạt màu
Sự thay đổi hoocmon estrogen và progesterone khiến môi bà bầu nhạt màu

Vậy có bầu xăm môi được không? Vì sao?

Đáp án cho câu hỏi liệu có bầu xăm môi được không là tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nhưng theo lời khuyên của các chuyên gia bác sĩ thì mẹ bầu không nên thực hiện phun xăm trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Bởi vì việc phun xăm môi có thể tìm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng hay tác dụng phụ của các hóa chất được tiêm vào. Dưới đây sẽ là một vài nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra nếu thực hiện xăm môi trong lúc mang thai mà bạn cần biết:

Bà bầu có xăm môi được không?
Bà bầu có xăm môi được không?

Các hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề bầu có xăm môi được không và lý do không được phun xăm khi đang mang thai thì trước tiên bạn cần biết rằng phun xăm môi là phương pháp sử dụng mực xăm để giúp tạo màu môi theo ý thích, giúp đôi môi trở nên tươi tắn, quyến rũ hơn. Dưới đây là các hóa chất có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé:

  • Mực xăm: Là hóa chất rất dễ gây dị ứng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cơ thể sẽ nhạy cảm hơn bình thường nên tình trạng dị ứng với các thành phần có trong mực phun xăm là rất dễ xảy ra. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, mực xăm có thể gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến sữa. Trong trường hợp, bạn sử dụng phải những loại mực không chất lượng thì các hóa chất có trong nó như chì, sắc, thủy ngân … có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Thuốc ủ tê: Thuốc ủ tê được dùng để làm giảm cảm giác đau trong quá trình xăm. Tuy rằng đây là sản phẩm an toàn được Cục quản lý Thực phẩm và Dược liệu Hoa Kỳ (FDA) kiểm chứng và chứng nhận là có thể sử dụng trong y khoa. Nhưng nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng, thuốc ủ tê có thể gây ra biến chứng, dị tật hoặc làm cho thai nhi phát triển không được bình thường.
Mực xăm và chất ủ tê gây hại cho sức khỏe bà bầu
Mực xăm và chất ủ tê gây hại cho sức khỏe bà bầu

Mẹ bầu bị thiếu chất dinh dưỡng

Một vấn đề quan trọng nữa là sau khi xăm môi buộc phải ăn kiêng rất nhiều thực phẩm trong một khoảng thời gian dài để giúp môi có thể phục hồi, lên màu được đều và đẹp. Mà trong giai đoạn mang thai, để em bé có thể phát triển khỏe mạnh thì người mẹ nhất định phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như: protein, chất béo, chất xơ cùng với các loại vitamin và khoáng chất khác.

Chính vì vậy, nếu phải ăn kiêng những thực phẩm như thịt bò, thịt gà, hải sản… đồng nghĩa với việc mẹ bầu không thể nạp đầy đủ các nhóm chất cho con, từ đó thai nhi sẽ không thể phát triển tốt. 

Dễ mắc các bệnh truyền nhiễm

Nếu quy trình thực hiện phun môi không đảm bảo vệ sinh và tiêu chuẩn của Bộ Y tế, bạn có thể sẽ mắc các bệnh truyền nhiễm như:

  • Viêm gan B và viêm gan C: là 2 loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây nhiễm khi người lành tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người đang nhiễm bệnh. Cụ thể, trong trường hợp bạn sử dụng những dụng cụ phun xăm không được vệ sinh sạch sẽ, nhiễm sẵn virus thì khả năng mắc bệnh truyền nhiễm là rất cao.
  • HIV: Cũng như viêm gan, HIV có thể lây truyền qua dụng cụ phun xăm bị dính máu hoặc dịch tiết của người mang virus nhiễm bệnh. Đây là tình huống hi hữu nhưng cũng cần để ý vấn đề khử trùng dụng cụ phun xăm. 

Một vài lý do khác

Đáp án cho thắc mắc liệu thời kỳ có bầu xăm môi được không cùng với lý do mẹ bầu không nên thực hiện phun xăm đã được Mega Academy giải đáp phía trên. Sau đây là một vài nguyên nhân khác khiến các chị em phụ nữ đang mang thai không thể xăm môi:

  • Riêng với phun môi, sau phun có thể bị mụn nước do hoạt động của virus Herpes có sẵn trong cơ thể được kích thích. Lúc này, chị em cần uống thuốc Acyclovir để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, tránh tình trạng mụn nước. Tuy nhiên, bản chất của Acyclovir lại là kháng sinh mà bà bầu không thể sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng nên sẽ rất khó xử lý nếu gặp phải tình trạng này.
  • Trong giai đoạn thai kỳ, nội tiết tố thay đổi dẫn đến các mô trên mặt của chị em sẽ bị đổi màu, ảnh hưởng đến việc lựa chọn màu mực xăm phù hợp. Chính vì thế, nếu mẹ bầu xăm môi thì sau khi sinh, rất có thể môi sẽ bị đổi màu dẫn đến màu mực xăm không còn phù hợp với màu da. Khi đó, nếu muốn xóa xăm, mẹ phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho cả mẹ và bé.

Xem thêm:Tại sao phun môi bị mụn nước và cách xử lý hiệu quả nhất

Thời điểm thích hợp để xăm môi cho mẹ bầu

Với câu hỏi liệu rằng đang có bầu xăm môi được không nội dung phía trên đã đưa ra câu trả lời là không nên. Vậy thời điểm nào các mẹ có thể phun môi? Thì thời điểm thích hợp nhất sẽ là giai đoạn trước khi mang thai khoảng 6 tháng. 

Vì sao cần phải trước tận 6 tháng? Thực chất thời gian để môi phục hồi và lên màu chuẩn chỉ mất khoảng 2 đến 3 tuần, 6 tháng là thời gian để cơ thể bạn có thể phục hồi lại như ban đầu và  bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để có một sức khỏe thật tốt sẵn sàng cho quá trình mang thai.

Lỡ phun môi rồi nhưng phát hiện có thai thì làm sao?

Trường hợp các chị em đã biết đáp án cho câu hỏi liệu rằng có bầu xăm môi được không là không thể, nhưng vô tình vừa thực hiện phun xăm lại phát hiện mình có thai thì cũng đừng quá lo lắng, vì những nội dung chia sẻ phía trên chỉ nằm ở khía cạnh nhằm đảm bảo một sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và em bé trong bụng. Trên thực tế, phương pháp phun xăm môi khi đang mang thai sẽ không hoàn toàn gây nguy hiểm cho mẹ bầu.

Vậy thì lỡ xăm môi khi bầu cần lưu ý gì? Trong trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ trao đổi rõ hơn cũng như cần phải theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe cả thai kỳ. Nếu có thể, bạn hãy thực hiện một vài xét nghiệm để phát hiện kịp thời các thay đổi bất thường về sự phát triển của thai nhi, phòng ngừa dị tật nếu có.

Việc quan trọng không kém là bạn cần quan sát tình trạng đôi môi sau khi phun, nếu xảy ra tình trạng như môi bị sưng viêm, nổi mụn nước hoặc ngứa, bạn có thể sử dụng kem dưỡng môi dành cho bà bầu để làm dịu môi, giúp môi nhanh chóng phục hồi. 

Các cách chăm sóc môi cho phụ nữ đang mang bầu

Mẹ bầu có xăm môi được không, thì câu trả lời chắc chắn là không. Vì không nên sử dụng đến phương pháp phun xăm, trong giai đoạn mang thai có thể áp dụng theo những cách dưới đây để giữ cho môi luôn tươi hồng mà vẫn không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

  • Uống nhiều nước: Là bí quyết dễ thực hiện nhất, chỉ cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cấp đủ ẩm cho môi, giúp môi mềm mại hơn.
  • Ăn nhiều rau củ và trái cây: Chăm sóc từ bên trong là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Mẹ bầu hãy ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cùng chất chống oxy hóa thúc đẩy quá trình tái tạo ta, tránh được tình trạng thâm môi do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây là cách giúp bà bầu chăm sóc môi
Ăn nhiều rau xanh và trái cây là cách giúp bà bầu chăm sóc môi
  • Sử dụng sản phẩm dưỡng môi: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dưỡng môi không hóa chất, được làm từ nguyên liệu tự nhiên như dầu ô liu, dầu dừa… phù hợp để mẹ bầu sử dụng hàng ngày, giúp môi không bị nứt nẻ và trở nên hồng hào.
  • Tẩy da chết cho môi: Bạn chỉ cần chăm chỉ tẩy da chết cho môi 1 tuần 1 lần để loại bỏ đi những lớp da chết, da khô giúp môi được mịn màng hơn. Việc tẩy da chết còn giúp cho môi hấp thụ được tốt các dưỡng chất trong các sản phẩm chăm sóc.

Bài viết liên quan: Dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng và cách xử lý hiệu quả

Kết luận

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc liệu đang có bầu xăm môi được không và những phân tích về nguy cơ tiềm ẩn để trả lời cho vấn đề bầu xăm môi có ảnh hưởng gì không. Mong rằng với bài viết trên bạn sẽ có thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe mẹ và em bé trong giai đoạn thai kỳ. Đây là những kiến thức không chỉ mẹ bầu mà ngay cả kỹ thuật viên phun xăm chuyên nghiệp cũng cần biết để đưa ra tư vấn chính xác nhất cho khách hàng. Nếu bạn đang tìm hiểu hoặc muốn theo học nghề phun xăm, đang tìm kiếm cho mình một trung tâm đào tạo chuyên nghiệp, cam kết tay nghề cùng với nhiều chương trình ưu đãi thì hãy liên hệ với số hotline 1900 8136 để Học viện Mega có thể tư vấn chi tiết về học phun xăm này.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận