Giai đoạn sau sinh các mẹ thường rất nhạy cảm về ngoại hình nên nhiều chị em phụ nữ muốn phun môi để lấy lại sự tự tin. Nhưng điều khiến họ quan tâm là liệu trong giai đoạn cho con bú có xăm môi được không? Cần lưu ý điều trong quá trình phun môi sau sinh? Hãy cùng Học viện Mega giải đáp tất cả các vấn đề ngay trong bài viết dưới đây.
Vì sao mẹ bỉm sữa thường muốn xăm môi?
Trong giai đoạn mang thai, nội tiết tố của phụ nữ bị thay đổi khiến da trở nên thâm sạm hơn bình thường, đặc biệt là ở những khu vực nhạy cảm như da môi, da vùng bầu ngực, nách… Sau khi sinh em bé, sự thay đổi nội tiết vẫn còn để lại nhiều hệ lụy, sức khỏe người mẹ chưa được phục hồi nên nền da của môi vẫn chưa thể hồng hào, mịn màng như thời điểm trước kia.
Bên cạnh đó, làm mẹ sau sinh sẽ vô cùng bận rộn, việc chăm sóc em bé chiếm phần lớn thời gian, khiến nhiều chị em phụ nữ không có thời gian hay tâm trạng để tô son mỗi ngày. Vì thế lúc này các mẹ bỉm đã tìm đến phương pháp phun xăm thẩm mỹ để sở hữu đôi môi tươi tắn, rạng rỡ mọi lúc mọi nơi mà không cần tốn nhiều thời gian trang điểm.
Đang cho con bú có xăm môi được không? Vì sao?
Có phải các mẹ bỉm sau sinh đang thắc mắc liệu rằng giai đoạn đang cho con bú có xăm môi được không? Trước khi tìm đáp án cho câu hỏi này, bạn cần biết phun môi là phương pháp làm đẹp như thế nào? Phun xăm môi là quá trình kỹ thuật viên sẽ tiêm trực tiếp mực xăm vào da môi, để mực tác động lên tầng thượng bì của môi giúp tạo viền và tạo màu cho môi theo ý thích.
Nhiều bác sĩ chuyên gia đã kết luận rằng xăm môi cho mẹ sau sinh là không nên bởi nhiều lý do sau đây.
Sức khỏe của mẹ bỉm sữa còn yếu
Theo kinh nghiệm ông bà ta truyền lại, phụ nữ sau sinh cần ở cữ khoảng 3 tháng, lời khuyên của các bác sĩ thì nên kiêng cữ 1 tháng. Trong khoảng thời gian này, sức khỏe của mẹ bỉm còn rất yếu, vẫn chưa được phục hồi, nếu không chăm sóc kỹ sẽ rất dễ mắc các bệnh hậu sản như mỏi lưng, nhức đầu hay nặng hơn là các bệnh nhiễm trùng.
Vì thế, mẹ bỉm cần phải ở trong phòng kín, hạn chế tiếp xúc với mọi người, đặc biệt cần tránh thực hiện các phương pháp làm đẹp như phun xăm để đảm bảo an toàn về sức khỏe.
Ảnh hưởng của các hóa chất đến sức khỏe em bé
Trong quá trình thực hiện phun xăm, mẹ bỉm sẽ tiếp xúc trực tiếp với mực tiêm và chất ủ tê. Dù đây là 2 sản phẩm đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược liệu Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận là có thể sử dụng trong y khoa nhưng điều này vẫn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé qua đường sữa mẹ bởi vì:
- Nguy cơ từ mực xăm: Mực xăm có thể chứa các thành phần gây dị ứng cho bé như kim loại nặng, chất tạo màu,… Khi bú sữa mẹ, bé có thể bị dị ứng với các chất này, dẫn đến các biểu hiện như mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi mề đay,…
- Nguy cơ từ chất ủ tê: Chất ủ tê có chứa thành phần Lidocaise, có nguy cơ xảy ra tình trạng em bé bị ngộ độc Lidocaise gây ra các triệu chứng như: nôn mửa, co giật…
Ảnh hưởng đến chất lượng sữa
Bên cạnh câu hỏi cho con bú có xăm môi được không, các mẹ bỉm cũng thường băn khoăn liệu xăm môi có hại cho bé không?
Sau khi thực hiện phun môi buộc phải ăn kiêng các thực phẩm như: hải sản, thịt bò, thịt gà… trong thời gian dài để giữ cho môi không bị nhiễm trùng, màu môi được lên đẹp và chuẩn nhất. Mà trong thời gian ở cữ, do sức đề kháng còn yếu nên người mẹ cần phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng từ các loại thịt, cá, rau xanh… để sức khỏe phục hồi và đủ sữa cho con. Nên nếu xăm môi, khi phải ăn kiêng quá nhiều thực phẩm sẽ khiến mẹ bầu sẽ không đủ sữa cho con bú, chưa kể nguồn sữa cũng không đủ chất dinh dưỡng.
Xem thêm: Có bầu xăm môi được không? Ảnh hưởng như thế nào?
Dễ bị các bệnh truyền nhiễm
Các bệnh truyền nhiễm như: HIV, viêm gan B, viêm gan C… có thể lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của nhau. Nguy cơ này có thể xảy ra nếu bạn xăm môi tại các cơ sở thẩm mỹ không uy tín, không đảm bảo quy trình vệ sinh nghiêm ngặt sẽ khiến vi khuẩn từ người bệnh trước đó bám dính và lây sang thông qua dụng cụ phun xăm.
Sau sinh bao lâu thì xăm môi được?
Đáp án cho câu hỏi cho con bú có xăm môi được không đã có. Vậy thì để đảm bảo an toàn thì sau sinh bao lâu mới nên thực hiện phun xăm thẩm mỹ? Thời điểm thích hợp để các mẹ bỉm phun môi sẽ khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người. Bạn nên chờ đến khi cơ thể đã hoàn toàn bình phục và đã cai sữa cho em bé thì hãy thực hiện phun xăm để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con.
6 tháng được xem là thời gian lý tưởng để các mẹ làm đẹp cho đôi môi vì thời điểm này em bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm, việc bú sữa mẹ không còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng duy nhất cho bé, giúp giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng của mực xăm và chất ủ tê đến sức khỏe bé.
Nhưng bên cạnh đó, các mẹ bỉm cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia phun xăm cũng như lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Những điều cần lưu ý cho mẹ bỉm sau khi phun xăm môi
Xăm môi sau sinh cần lưu ý điều gì là câu hỏi được rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm khi có ý định phun xăm. Để vừa thỏa mãn nhu cầu làm đẹp lại vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và cả em bé khi xăm môi sau sinh, cần lưu ý những điều sau:
- Vệ sinh môi: Sau khi xăm, cần sử dụng bông tẩy trang mềm và nước muối sinh lý để vệ sinh môi nhẹ nhàng 2-3 lần/ngày. Tránh chà xát quá mạnh để môi không bị viêm nhiễm, sưng đỏ.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, giúp môi nhanh lành và lên màu đẹp. Nên uống đủ nước và bổ sung nhiều trái cây, rau củ quả giàu vitamin với các khoáng chất để hỗ trợ quá trình tái tạo da, giúp môi mau lành.
- Bảo vệ môi: Sử dụng kem chống nắng và khẩu trang để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, bụi bẩn và vi khuẩn vì giai đoạn này môi rất dễ bị tổn thương.
Ngoài ra, các mẹ bỉm cũng cần theo dõi thường xuyên tình trạng của môi, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào phải đến gặp ngay bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Một số cách chăm sóc môi tự nhiên sau sinh
Ở trên Học viện Mega Academy đã trả lời cho câu hỏi liệu cho con bú có xăm môi được không. Có thể thấy giai đoạn này, để tốt cho sức khoẻ mẹ cũng như đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất cho con, các mẹ chưa nên thực hiện dịch vụ phun xăm thẩm mỹ để làm đẹp đôi môi. Tuy nhiên, dù chưa phun xăm môi ngay được thì vẫn có rất nhiều cách để chăm sóc đôi môi, đảm bảo các mẹ vẫn có được sắc môi tươi tắn… Dưới đây là những cách chăm sóc môi tự nhiên mà các mẹ bỉm có thể ưu tiên sử dụng để bảo vệ sức khỏe cho cả 2 mẹ con.
Tẩy tế bào chết bằng mật ong và dầu ô liu
Việc tẩy tế bào chết đều đặn mỗi tuần 1 lần giúp loại bỏ những lớp da chết trên môi để môi được mịn màng hơn. Kết hợp mật ong với dầu ô liu là cách tẩy da chết dễ làm tại nhà mà hiệu quả lại cực kỳ cao, các mẹ bỉm có thể làm theo cách sau:
- Bước 1: Trộn 1 thìa đường cùng với 2 thìa mật ong.
- Bước 2: Thoa đều hỗn hợp đó lên môi sau đó massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút để loại bỏ các tế bào chết trên môi.
- Bước 3: Rửa lại với nước sạch rồi lau khô.
Dưỡng ẩm cho môi bằng dầu dừa
Có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng môi có nguồn gốc thiên nhiên như dầu dừa, nha đam… Trong dầu dừa chứa lượng lớn axit béo, đặc biệt là axit lauric, giúp thẩm thấu sâu vào da, cung cấp độ ẩm ngăn ngừa tình trạng khô nứt, bong tróc. Có thể sử dụng dầu dừa theo những bước dưới đây:
- Bước 1: Rửa sạch môi bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
- Bước 2: Lấy một lượng nhỏ dầu dừa, thoa đều lên môi.
- Bước 3: Massage nhẹ nhàng môi trong vòng 3 đến 5 phút để dầu dừa thấm sâu vào da.
- Bước 4: Rửa lại sạch sẽ với nước ấm.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng đôi môi hồng hào và khỏe mạnh từ bên trong, một số loại vitamin chứa nhiều trong rau củ như:
- Vitamin C: Có nhiều trong cam, quýt, bưởi, ớt chuông, bông cải xanh… kích thích sản sinh collagen, giúp tăng độ đàn hồi và săn chắc cho môi. Chống oxy hóa và giảm thiểu tình trạng thâm sạm.
- Vitamin E: Có nhiều trong óc chó, hạnh nhân, bơ và các loại đậu. Chống oxy hóa, bảo vệ môi khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và các yếu tố môi trường khác.
- Vitamin A: Có nhiều trong trứng, sữa, khoai lang, bí đỏ… Tăng cường tái tạo tế bào da, giúp môi luôn mềm mịn và tươi trẻ.
Loại bỏ các thói quen xấu
Việc cắn môi, dùng tay chạm lên hay bóc da chết trên môi tưởng chừng là bình thường nhưng không, đây là thói quen xấu làm cho môi bị tổn thương, dễ bị chảy máu và bong tróc dẫn đến tình trạng môi càng ngày càng sẫm màu.
Bài viết liên quan: Tại sao phun môi bị mụn nước và cách xử lý hiệu quả nhất
Trên đây là thông tin liên quan đến vấn đề cho con bú có xăm môi được không, những điều cần lưu ý khi xăm môi sau sinh cùng với cách dưỡng môi tự nhiên bảo vệ sức khỏe cho mẹ và em bé. Mega Academy hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ bỉm sữa hiểu hơn về phương pháp phun xăm, mà cụ thể là đang cho con bú có phun môi được không. Đây là kiến thức không chỉ quan trọng với người có ý định sử dụng dịch vụ mà còn đối với bản thân người làm nghề, khi không chỉ cần kỹ thuật giỏi mà còn phải tư vấn chính xác cho khách hàng để đạt được kết quả tốt nhất. Nếu bạn quan tâm đến nghề phun xăm, định hướng làm nghề và đang tìm kiếm địa chỉ đào tạo cả về kiến thức lẫn kỹ năng thực tế thì hãy liên hệ ngay với học viện Mega Academy qua hotline 1900 8136 để được tư vấn cụ thể về học phun xăm.
Tôi là Lê Thị Toan, CEO của Viện thẩm mỹ quốc tế Mega Korea – một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thẩm mỹ tại Việt Nam và Học viện đào tạo thẩm mỹ Mega Academy. Với hơn 7 năm làm việc trong ngành thẩm mỹ và 5 năm làm việc với tư cách là CEO, người sáng lập hệ thống viện thẩm mỹ uy tín, tôi đã dành một phần thành xuân của mình để nghiên cứu và phát triển các phương pháp làm đẹp an toàn và hiệu quả.