Chăm sóc môi sau phun không chỉ là một bước quan trọng để duy trì vẻ đẹp tự nhiên mà còn là yếu tố không thể thiếu trong việc bảo vệ môi tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực trong giai đoạn đôi môi đang vô cùng nhạy cảm. Vậy cách chăm sóc đúng cách, hiệu quả trong trường hợp này là như thế nào? Bài viết này Mega Academy sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc môi sau khi xăm để giữ cho môi ít sưng đau, viêm nhiễm và kích thích lên màu đều đẹp.
Vì sao cần phải biết cách chăm sóc môi sau khi phun?
Thời điểm sau phun xăm là giai đoạn nhạy cảm do tác động của kim xăm lên vùng biểu bì của môi khi thực tế, quá trình phun môi là đưa mực vào lớp biểu bì và gây ra các vết thương hở. Tuỳ vào cơ địa của từng người và kỹ thuật của thợ phun xăm mà có thể xuất hiện tình trạng môi sưng đỏ, ngứa nhẹ,… nên nếu không biết cách chăm sóc hợp lý có thể vô tình khiến cho tình trạng đôi môi trở nên tệ hơn.
Ngoài ra, môi sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng sau khi phun. Một số người có thể dị ứng với các thành phần có trong mực hoặc các sản phẩm khác được sử dụng trong quá trình phun môi. Chưa kể, nếu vệ sinh không đúng cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lớp vảy khiến cho quá trình lên màu không được thuận lợi. Vậy nên, bằng cách chăm sóc môi sau phun, bạn có thể hạn chế nguy cơ sưng đau, viêm nhiễm và giữ cho kết quả của quá trình phun môi được đẹp, bền hơn hẳn.
Hướng dẫn chăm sóc môi theo từng mốc thời gian
Như đã nói ở trên, chăm sóc môi sau phun là điều rất quan trọng cần thực hiện mỗi ngày sau khi thực hiện phun xăm thẩm mỹ để đảm bảo môi hồi phục nhanh và lên màu đẹp. Ở mỗi giai đoạn sẽ có sự chăm sóc khác nhau, cụ thể như sau:
Giai đoạn ngay sau khi phun môi
Ngày sau phun môi, bạn cần phải kiêng nước ít nhất 24 giờ đầu, giữ cho môi thoáng và tránh tiếp xúc đồ ăn cay nóng vì lúc này vết thương trên môi đang được se lại cũng như lớp vảy cũng được hình thành. Do đó, nếu bạn không vệ sinh vùng tốt sẽ dễ bị viêm nhiễm, mưng mủ và ảnh hưởng trực tiếp đến lớp vảy mực trên môi.
Quy trình chăm sóc môi sau phun như sau:
- Sử dụng bông tẩy trang hoặc bông y tế để lau nhẹ nhàng nước mô (nếu có) hay nước sạch bị dính trên môi.
- Dùng nước muối sinh lý để lau sạch, vệ sinh vùng môi đang vô cùng nhạy cảm. Đây là dung dịch vệ sinh kháng khuẩn và giúp làm sạch mà không làm tổn thương da.
- Nên làm sạch môi 2 – 3 lần mỗi ngày và chú ý không để nước muối thấm quá nhiều vào lớp vảy.
- Đảm bảo tay không chạm vào môi để ngăn ngừa vi khuẩn lan từ tay vào môi.
- Luôn để môi khô ráo, kiêng nước tối đa và đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
Giai đoạn môi bong và sau khi bong
Thông thường khoảng thời gian này việc chăm sóc không còn quá khắt khe nhưng bạn vẫn phải tiếp tục để ý và làm sạch môi đều đặn mỗi ngày. Lúc này, mực xăm cũng dần dần ổn định và môi đang bắt đầu lên màu chuẩn hơn. Do đó, bạn cần chú ý cách chăm sóc môi ở giai đoạn này như sau:
- Nếu môi vẫn còn sưng và căng da thì bạn có thể chườm đá để giảm bớt tình trạng này.
- Môi ở giai đoạn này đang bắt đầu (hoặc hoàn thành) quá trình bong tróc lớp ngoài tuỳ cơ địa nên bạn phải để cho môi tự bong và không được dùng mọi biện pháp vật lý để đẩy nhanh quá trình này.
- Sau khi môi bong hết, có thể sử dụng vaseline hoặc dầu dừa, hạnh nhân,… để dưỡng ẩm.
- Không tẩy da chết cho môi và các chất làm sạch mạnh trong giai đoạn này.
- Sử dụng thuốc mỡ bôi thường xuyên để kích thích nhanh lên da non và mau lành.
- Bảo vệ môi khỏi các tác nhân xung quanh như bụi bẩn, nước mưa, ánh nắng mặt trời,…
- Uống đủ nước hàng ngày để môi không bị khô và luôn ẩm mịn. Tốt nhất vẫn nên dùng ống hút uống để hạn chế nước tiếp xúc với môi.
- Bổ sung nhiều trái cây có chứa vitamin A, C, E để giúp quá trình lên màu chuẩn hơn.
- Kiêng thịt bò, gà, hải sản, rau muống, nếp,…. nếu không muốn môi bị ngứa ngáy, sưng to, thậm chí có thể để lại sẹo.
- Không trang điểm quanh vùng da xăm môi hay tô son trong ít nhất 5 ngày đầu.
Giai đoạn chăm sóc môi sau phun 1 tháng
Giai đoạn này môi cũng đã lên màu ổn định và chuẩn hơn nên bạn cũng có thể không cần kiêng gì nhiều và được bắt đầu ăn uống lại như bình thường. Do đó, thời điểm này bạn chỉ cần dưỡng ẩm cho môi thường xuyên để không bị khô và cũng cần chú ý một số điểm sau:
- Dùng tẩy tế bào chết môi ít nhất 1 lần/tuần
- Dưỡng ẩm cho môi đều đặn hàng ngày
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung thêm nhiều trái cây và nước ép tốt cho môi
- Không ăn uống các loại thực phẩm có màu đậm, cay nóng, nhiều gia vị
- Không được tô son màu, đặc biệt là son lì
- Sau 1 tháng nếu môi lên màu không ưng ý có thể đi dặm lại
Cách chăm sóc môi sau phun để lên màu đẹp
Hiệu quả của việc phun xăm môi không chỉ phụ thuộc vào cơ địa, tay nghề người thợ, kỹ thuật phun xăm, chất lượng mực mà còn phụ thuộc vào cả quá trình chăm sóc môi đúng cách. Dưới đây là một số cách chăm sóc sau phun môi giúp lên màu đẹp và chuẩn nhất như sau:
Thấm sạch nước mô
Sau phun môi khoảng 6 – 8 giờ, môi có thể xuất hiện nước mô có màu vàng nhạt. Việc cần làm lúc đó là bạn hãy nhanh chóng dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý và lau sạch nước mô ở trên môi. Chú ý thực hiện nhẹ nhàng và kỹ để đôi môi được sạch sẽ và khô ráo.
Thoa vitamin A
Bổ sung vitamin A cho môi có thể giúp cải thiện tình trạng của da môi và hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào da. Vitamin A là một chất chống oxy hóa mạnh, có thể giúp cho da môi khỏe mạnh và giảm nguy cơ môi khô và nứt nẻ.
Thời điểm bôi vitamin A thích hợp là từ 5 – 7 ngày tuỳ loại màu xăm. Bạn có thể sử dụng vitamin A hàng ngày và nhiều lần mỗi ngày để môi nhanh lành và mềm mại hơn. Nếu không thích bôi thì bạn cũng có thể bổ sung vitamin A qua đường uống. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng việc bổ sung vitamin A phù hợp với tình trạng hiện tại của bạn.
Dưỡng môi sau bong
Dưỡng môi sau khi bong tróc hoàn toàn có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một số phương pháp tự nhiên hoặc sản phẩm chăm sóc môi đặc trị. Dưới đây là một số sản phẩm mà bạn có thể sử dụng để dưỡng môi như sau:
- Sản phẩm dưỡng môi chứa các thành phần dưỡng ẩm như dầu dừa, vitamin E và glycerin có thể giúp hồi phục và bảo vệ môi sau khi bong tróc.
- Sản phẩm vaseline rất quen thuộc với chị em dễ dàng mua được ở các cửa hàng mỹ phẩm hoặc siêu thị. Bôi vaseline mỗi ngày cho môi có thể giúp môi không bị thâm tím, căng mọng, mềm mịn và không bị nứt nẻ.
- Dưỡng môi bằng vitamin A sẽ làm mềm môi, dưỡng ẩm và đảm bảo an toàn cho môi lên màu nhanh mà không bị kích ứng.
Bôi thuốc kháng sinh nếu nổi mụn nước
Nếu môi bạn nổi mụn nước trên môi thì đó là một dấu hiệu của nhiễm trùng vì bạn đã không thực hiện quá trình vệ sinh môi đúng cách nên tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và hình thành. Do đó, nếu môi bạn có triệu chứng này thì cần chữa trị ngay lập tức để không bị ảnh hưởng đến kết quả phun xăm.
Để khắc phục được tình trạng môi nổi mụn nước, bạn có thể bôi thuốc Acyclovir theo sự hướng dẫn của bác sĩ để diệt vi khuẩn Herpes – một loại vi khuẩn có sẵn trong cơ thể. Nếu bạn sử dụng thuốc này đúng cách kết hợp với chăm sóc môi thường xuyên thì sau 1 – 2 ngày sẽ cải thiện mụn nước rõ rệt.
Bên cạnh đó, nếu môi xuất hiện tình trạng sưng đỏ, phù nề hay thậm chí là viêm nhiễm sau khi phun xăm thì bạn có thể ngậm Alpha Choay đều đặn 6 viên vào sáng – trưa và tối để hỗ trợ kháng viêm, giảm sưng hiệu quả.
Kết luận
Trên đây là bài viết nói về chăm sóc môi sau phun mà Mega Academy muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc môi khi phun để có một đôi môi căng mọng, mềm mịn, lên màu chuẩn nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm cở sở học phun xăm thẩm mỹ uy tín với giáo trình chuẩn quốc tế, được các giảng viên đứng đầu ngành cầm tay chỉ dẫn và nâng cao tay nghề lẫn kiến thức chăm sóc cho khách hàng, hãy liên hệ qua hotline: 1900 8136 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Tôi là Lê Thị Toan, CEO của Viện thẩm mỹ quốc tế Mega Korea – một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thẩm mỹ tại Việt Nam và Học viện đào tạo thẩm mỹ Mega Academy. Với hơn 7 năm làm việc trong ngành thẩm mỹ và 5 năm làm việc với tư cách là CEO, người sáng lập hệ thống viện thẩm mỹ uy tín, tôi đã dành một phần thành xuân của mình để nghiên cứu và phát triển các phương pháp làm đẹp an toàn và hiệu quả.