Câu hỏi dặm môi và quy trình phục hồi môi sau dặm môi lần 2

Quy trình phục hồi môi sau dặm môi lần 2

Sau khi đã thực hiện dặm môi lần 2, một trong số những vấn đề quan trọng mà nhiều người quan tâm chính là quá trình phục hồi và cách chăm sóc môi đúng đắn. Quy trình này không chỉ giúp duy trì màu xăm môi mà còn đảm bảo môi không bị tổn thương hoặc xỉn màu. Trong bài viết sau đây, học viện Mega sẽ giải đáp cho bạn tất cả câu hỏi liên quan đến việc dặm lại môi cũng như quy trình phục hồi môi sau dặm môi lần 2. Đọc ngay nhé!

Dặm môi là gì? Có nên dặm lại môi lần 2?

Dặm lại môi là quá trình bổ sung và điều chỉnh màu sắc cho đôi môi sau khi đã trải qua lần phun xăm đầu tiên. Trong lần phun môi đầu tiên, màu sắc có thể chưa đạt độ đậm, nhạt hoặc tự nhiên như mong muốn. Nguyên nhân có thể là do cơ địa mỗi người phản ứng khác nhau với mực xăm và quá trình hồi phục. Vì thế, dặm môi là cách để hoàn thiện và tối ưu màu xăm môi, giúp đôi môi trở nên đẹp và bền màu hơn.

Có nên dặm lại môi lần 2 hay không? Các chuyên gia thẩm mỹ cho rằng bạn nên dặm lại môi lần 2 để có thể khắc phục hoàn toàn những điểm chưa hoàn thiện từ lần phun đầu, giúp kết quả làm đẹp trở nên hoàn hảo hơn. Dặm môi lần thứ 2 thường được khuyến khích sau khoảng 1 – 2 tháng kể từ lần phun môi đầu tiên. Đây là thời gian lý tưởng để đôi môi đã hồi phục hoàn toàn và màu sắc cũng đã ổn định. 

Quy trình phục hồi môi sau dặm môi lần 2
Quy trình phục hồi môi sau dặm môi lần 2

Quy trình phục hồi môi sau dặm môi lần 2?

Quy trình phục hồi môi sau dặm môi lần 2 yêu cầu rất nhiều về sự kiên nhẫn và tỉ mỉ trong việc chăm sóc và kiêng khem. Tuy nhiên, quy trình này thường diễn ra một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn so với lần phun xăm môi đầu tiên. Dưới đây là hướng dẫn mà bạn cần lưu ý thực hiện để đảm bảo môi lên màu chuẩn đẹp mà không gặp phải các rủi ro biến chứng:

Ngày thứ Hướng dẫn chi tiết
1 – 3
  • Sử dụng thuốc bôi theo hướng dẫn và liều lượng đã được bác sĩ kê đơn.
  • Không để môi tiếp xúc với nước trong 48 giờ đầu tiên sau dặm môi.
  • Không ăn các loại thức ăn cay, nóng, chua, mặn để tránh kích ứng da.
  • Kiêng rượu bia để không khiến môi bị sưng tấy, ảnh hưởng đến hiệu quả dặm môi lần 2.
  • Làm sạch môi nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm.
4 – 7
  • Vẫn tiếp tục kiêng các thức ăn đã kể trên. Ngoài ra, bạn nên chọn ăn các món nhẹ, dễ tiêu hóa như canh, cháo hoặc các loại thức ăn mềm.
  • Che chắn vùng môi cẩn thận khi ra ngoài, không để môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì có thể ảnh hưởng đến kết quả dặm môi lần 2.
  • Tránh vận động hoặc tập thể dục mạnh.
  • Uống nhiều nước để cơ thể thải độc tố, giúp môi sau khi dặm lần 2 nhanh phục hồi và giữ được độ ẩm.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn cứng vì có thể làm tổn thương môi.
  • Kết hợp bôi các loại kem hoặc son giữ ẩm môi để ngăn ngừa tình trạng khô môi và bị bong tróc vảy.
8 – 14
  • Tăng cường bổ sung thêm vitamin C để giúp vết thương sau dặm môi lần 2 mau lành và lên màu xăm chuẩn hơn.
  • Bạn vẫn nên tiếp tục kiêng khem các thực phẩm gây hại cho môi.
  • Bôi dưỡng ẩm đều đặn mỗi ngày.
  • Có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng môi có tích hợp SPF để chống nắng cho môi và kết quả dặm môi không bị ảnh hưởng.
14 trở đi
  • Hạn chế dùng các màu son môi quá đậm vì có thể sẽ chứa nhiều chì, khiến môi bị thâm. Bạn nên sử dụng các loại son dưỡng có màu nhạt để thay thế.
  • Tiếp tục kiêng các thực phẩm không tốt cho việc dặm lại môi đã được đề cập đến ở phía trên.
  • Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng 1 – 2 lần/tuần để loại bỏ các lớp da chết sau khi dặm môi lần 2, giúp môi mềm mại và hấp thụ được các dưỡng chất tốt hơn.
  • Tiếp tục chống nắng cho môi để giữ màu xăm sau khi dặm môi được bền lâu hơn.

Xăm môi sau bao lâu thì dặm lại lần 2?

Khi bạn vừa hoàn thành quá trình xăm môi, việc chăm sóc môi đúng cách là yếu tố quan trọng giúp làn môi hồi phục nhanh chóng và lên màu đẹp nhất. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn còn băn khoăn về thời điểm hợp lý để dặm lại môi sau lần xăm đầu tiên. Vậy xăm môi bao lâu thì dặm lại lần 2? Theo các chuyên gia thẩm mỹ, khoảng thời gian tốt nhất để thực hiện dặm lại thường rơi vào từ khoảng 1,5 đến 2 tháng. Đây là khoảng thời gian mà vùng da môi đã gần như hồi phục hoàn toàn và màu sắc môi đã ổn định, giúp quá trình dặm lại diễn ra thuận lợi, dễ đạt được hiệu quả cao nhất. Việc dặm lại môi sau thời gian này không chỉ giúp cải thiện màu sắc ban đầu mà còn giúp bạn duy trì đôi môi rạng rỡ và quyến rũ.

Môi dặm lại lần 2 bao lâu lên màu?

Môi dặm lại lần 2 bao lâu lên màu là thắc mắc của rất nhiều chị em sau khi thực hiện liệu trình dặm môi. Thông thường, sau khi phun môi dặm lại lần 2, thời gian để môi lên màu sẽ dao động từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng nếu đôi môi của mình chưa đạt được màu sắc như mong muốn sau khi dặm lại môi lần 2. Bởi vì ở giai đoạn này, màu mực thường có xu hướng đậm hơn và da còn non nên vẫn chưa hoàn toàn ổn định được kết quả thẩm mỹ. Sau khoảng 2 tháng, mực xăm sẽ dần thẩm thấu và hòa hợp vào da, giúp màu dặm môi lần 2 trở nên hài hòa và tự nhiên hơn, giống với màu sắc ban đầu mà bạn đã chọn.

Ngoài ra, việc môi dặm lại lần 2 bao lâu lên màu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tay nghề của thợ phun xăm môi, chất lượng mực, kỹ thuật xăm và cách bạn chăm sóc môi sau dặm như thế nào. Nếu các yếu tố kể trên được đảm bảo thực hiện đúng chuẩn và an toàn, môi bạn sẽ nhanh chóng bong vảy và lên màu chuẩn nhất, mang lại cho bạn một kết quả thẩm mỹ hoàn chỉnh.

Dặm môi lần 2 kiêng gì?

Sau khi dặm lại môi lần 2, việc kiêng cữ đúng cách đóng vai trò quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục nhanh chóng và đạt được kết quả như bạn mong đợi. Vậy, dặm môi lần 2 kiêng gì? Cùng tìm hiểu nhé!

  • Kiêng nước đến khi môi bong vảy: Hạn chế để môi tiếp xúc với nước trong giai đoạn đầu sau khi dặm môi lần 2. Việc để môi tiếp xúc với nước trong thời gian này có thể làm giảm khả năng bám màu và nhiễm trùng môi.
  • Thịt bò, gà, vịt: Hàm lượng protein trong nhóm thực phẩm này có thể để lại sẹo thâm và ảnh hưởng đến quá trình lên màu của môi.
  • Trứng: Đây là thực phẩm quen thuộc nhưng lại gây loang màu sau khi dặm môi. Vì thế, bạn nên kiêng ăn trứng trong ít nhất 1 tuần sau khi thực hiện dặm lại môi để đảm bảo độ lên màu.
  • Đồ nếp: Các loại đồ nếp thường có tính nóng nên dễ gây sưng viêm sau khi dặm lại môi. Các bác sĩ thường khuyên bạn nên kiêng hẳn đồ nếp trước khi các vết thương hở lành hoàn toàn, bao gồm cả việc phun môi dặm lại lần 2.
  • Hải sản và thức ăn nhiều dầu mỡ: Nếu không muốn gặp phải tình trạng sau khi dặm lại môi bị ngứa ngáy và dễ bị nhiễm trùng, bạn nên kiêng loại thực phẩm này.
  • Rau muống: Là loại thực phẩm “không đội trời chung” với các vết thương hở vì khả năng gây sẹo lồi.
  • Chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cà phê,… không chỉ làm chậm quá trình lành vết thương mà còn gây biến đổi màu sắc môi sau khi dặm lại.
Kiêng ăn đồ dầu mỡ để tránh gây nhiễm trùng cho môi
Kiêng ăn đồ dầu mỡ để tránh gây nhiễm trùng cho môi

Các thắc mắc liên quan đến dặm môi lần 2

Cách chăm sóc môi sau khi dặm lại ra sao? 

Sau khi trải qua lần dặm môi thứ 2, việc chăm sóc và bảo vệ môi để đạt được kết quả tốt nhất là vô cùng quan trọng. Dưới đây là các bước chăm sóc môi sau khi dặm lại lần 2 mà bạn cần lưu ý để duy trì đôi môi mềm mại, lên màu đều và chuẩn đẹp nhất.

Để môi bong vảy tự nhiên

Sau khi dặm lại môi, việc để môi bong vảy tự nhiên là bước không thể bỏ qua. Việc can thiệp bằng cách bóc vảy có thể gây tổn thương da môi, làm chảy máu, viêm nhiễm và khiến quá trình phục hồi diễn ra chậm hơn. Thường thì sau 5 – 7 ngày kể từ khi thực hiện dặm môi, lớp vảy này sẽ bắt đầu bong tróc. Khoảng thời gian trên có thể ngắn hoặc dài hơn tù theo cơ địa của mỗi người. Hãy để quá trình bong vảy môi diễn ra tự nhiên, từ đó sẽ giúp đôi môi bạn giữ được màu sắc và độ mềm mại sau khi hồi phục.

Kiêng nước cho đến khi môi bong vảy

Trong quá trình chăm sóc môi sau khi dặm lại, một trong những lưu ý quan trọng nhất là tránh để môi tiếp xúc trực tiếp với nước trong ít nhất 3 ngày đầu tiên sau khi thực hiện. Hãy sử dụng ống hút để uống nước và vệ sinh môi bằng cách dùng khăn hoặc bông thấm nước, lau nhẹ nhàng. Điều này giúp bảo vệ màu sắc và độ bền của môi sau khi dặm.

Thoa thuốc mỡ theo chỉ định

Việc chăm sóc môi sau khi dặm lại lần 2 sẽ không thể hoàn thiện nếu bạn không tuân thủ đúng hướng dẫn thoa thuốc mỡ của bác sĩ hoặc chuyên gia thẩm mỹ. Thuốc mỡ giúp giữ ẩm và bảo vệ lớp da mới của môi, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Hãy thoa thuốc mỡ đều đặn, đúng liều lượng theo chỉ định để đảm bảo môi được phục hồi tốt nhất.

Tránh dùng son môi

Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc môi sau khi dặm lại, bạn cũng nên hạn chế dùng son môi hoặc trang điểm trong thời gian này. Trong son và các sản phẩm trang điểm khác có thể chứa các hóa chất gây kích ứng và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. 

Hạn chế tác động mạnh đến vùng da môi

Bạn hãy hạn chế các tác động mạnh như cắn, xoa môi hoặc mở khẩu hình miệng quá to khi ăn và khi nói chuyện trong thời gian chăm sóc môi sau khi dặm lại. Những hành động “bình thường” ấy có thể gây tổn thương và làm chậm quá trình phục hồi của môi. 

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế đưa tay lên chạm hoặc sờ vào vùng da môi, vì có thể sẽ gián tiếp đưa vi khuẩn từ tay lên vùng da này, gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Uống đủ nước, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin

Nước và vitamin không chỉ giúp môi bạn nhanh chóng hồi phục mà còn giữ cho màu môi tươi và tự nhiên nhất có thể. Hãy bổ sung thật nhiều các thực phẩm như cam, dứa, cà rốt và các loại rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm sữa chua và sữa tươi để tăng độ ẩm cho đôi môi của mình.

Dặm lại môi có mất tiền không?

Việc dặm lại môi có mất tiền không sẽ tùy thuộc theo chính sách của mỗi cơ sở thực hiện liệu trình thẩm mỹ. Một số cơ sở thẩm mỹ sẽ có chính sách bảo hành, nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng thực hiện dặm môi trong thời gian quy định và không phát sinh bất kỳ chi phí nào (thường là do phun môi lần 1 lên màu không chuẩn hoặc không lên được màu). Tuy nhiên, nếu bạn muốn thực hiện dặm lại môi từ 2 lần trở nên thì có thể sẽ phải chi trả thêm một khoản chi phí nhất định, tùy theo từng cơ sở thực hiện phun xăm môi.

Dặm lại môi có lâu không? 

Học viện Mega hiểu rằng có rất nhiều khách hàng quan tâm đến việc dặm lại môi có lâu không khi tìm hiểu và có ý định thực hiện quy trình này. Thực tế, thời gian dặm lại môi khá tương đồng với một lần phun xăm môi, chỉ mất khoảng 1 giờ, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về thời gian thực hiện.

Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi đôi chút tùy vào tình trạng hiện tại của đôi môi bạn. Vì là một quy trình bổ sung, nhằm đem lại kết quả phun xăm môi hoàn thiện nhất cho khách hàng nên thời gian thực hiện chắc chắn sẽ nhanh hơn so với lần phun xăm đầu tiên.

Dặm môi lần 2 có đau không? 

Nhiều khách hàng lo lắng về việc phun môi dặm lại lần 2 có đau không, đặc biệt là những bạn đã từng trải qua cảm giác đau rát khi thực hiện xăm môi lần đầu. Tuy nhiên, bạn có thể an tâm về vấn đề này vì dặm môi lần thứ 2 thường diễn ra nhanh và nhẹ nhàng hơn rất nhiều, do đó độ đau cũng được giảm đi đáng kể.

Trước khi tiến hành quy trình dặm môi lần 2, các kỹ thuật viên sẽ dùng thuốc ủ tê trong khoảng 10 phút để giảm thiểu cảm giác khó chịu cho khách hàng. Ngay cả đối với người có cơ địa da nhạy cảm, cảm giác khó chịu này cũng chỉ dừng lại ở mức rát nhẹ và sẽ biến mất hoàn toàn chỉ sau khoảng 1- 2 giờ. 

Dặm lại môi lần 2 có sưng không?

Một trong những thắc mắc phổ biến khi chị em có ý định dặm lại màu xăm môi là liệu dặm lại môi lần 2 có sưng không? Thông thường, sau khi dặm lại màu môi có thể sẽ xuất hiện hiện tượng sưng nhẹ, tương tự như lần phun môi đầu tiên. Tuy nhiên, mức độ sưng sẽ ít hơn và sẽ giảm đi trong thời gian ngắn, tùy theo cơ địa của mỗi người.

Điều quan trọng nhất là bạn không cần quá lo lắng về vấn đề dặm lại môi lần 2 có sưng không vì đây chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Hãy chọn thực hiện dặm màu môi xăm tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín để đảm bảo quy trình này diễn ra an toàn, hạn chế tình trạng sưng tấy và đem lại một kết quả xăm môi đúng như mong đợi.

Dặm lại môi màu khác được không?

Dặm lại môi màu khác được không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ sau khi thực hiện phun môi. Ở lần dặm lại môi thứ 2, khách hàng hoàn toàn có thể thay đổi màu xăm môi nếu thật sự chưa hài lòng với kết quả phun xăm lần 1. Tuy nhiên, bạn không nên chọn những màu sắc có sự thay đổi quá nhiều hoặc sắc độ tương phản quá lớn để đảm bảo được sự tự nhiên cho đôi môi của mình. Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia thẩm mỹ trước khi quyết định dặm môi lần 2 vì quá trình này cũng có ẩn chứa những nguy cơ gây hại không tốt.

Dặm môi lần 2 vẫn không lên màu

Dặm lại môi lần 2 vẫn không lên màu là tình trạng nhiều người gặp phải sau khi thực hiện quy trình này. Dù đã dặm lại, môi vẫn không lên màu như mong đợi, gây ra nhiều lo lắng và thất vọng cho khách hàng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến vấn đề này? Hãy cùng học viện Mega tìm hiểu qua các nguyên nhân phổ biến dưới đây.

Mực xăm kém chất lượng

Một trong những lý do chính khiến phun môi dặm lại lần 2 vẫn không lên màu là do mực xăm không đảm bảo chất lượng. Mực xăm kém chất lượng không chỉ làm màu môi lên không đều, loang lổ mà còn nhanh chóng phai màu, thậm chí có thể gây kích ứng và viêm nhiễm cho môi. Điều này làm cho kết quả sau khi dặm môi không như ý muốn, khiến nhiều người phải đối mặt với tình trạng môi không lên màu hoặc lên màu không đúng như mong đợi.

Mực xăm kém chất lượng là nguyên nhân dặm môi lần 2 không lên màu
Mực xăm kém chất lượng là nguyên nhân dặm môi lần 2 không lên màu

Công nghệ và kỹ thuật xăm lỗi thời

Nếu công nghệ và kỹ thuật phun xăm lỗi thời, việc dặm môi lần 2 vẫn không lên màu cũng không phải là điều hiếm gặp. Các công nghệ cũ thường không đảm bảo độ chính xác, khiến mực xăm không thấm đều vào các lớp da môi. Điều này dẫn đến màu môi không lên chuẩn hoặc không bền, dù đã dặm lại. Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị xăm quá cũ hoặc không được bảo dưỡng định kỳ còn có thể gây ra nhiều tổn thương cho da môi, khiến môi bị viêm nhiễm sau khi dặm lại. Vì vậy, để tránh tình trạng này, bạn nên lựa chọn những cơ sở thẩm mỹ có trang thiết bị hiện đại và áp dụng các kỹ thuật phun xăm tiên tiến nhé!

Thợ phun xăm tay nghề yếu

Một nguyên nhân quan trọng khác khiến dặm môi lần 2 vẫn không lên màu là do tay nghề của thợ phun xăm. Nếu thợ phun xăm thiếu kinh nghiệm, họ có thể không điều chỉnh đúng độ sâu kim và lực tay, khiến mực xăm không được đưa đều vào lớp da. Kết quả là màu môi không đều hoặc không lên màu sau khi dặm lại. 

Cơ địa da xấu

Cơ địa da của mỗi người cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả sau khi phun xăm. Những người có cơ địa da xấu, chẳng hạn như da quá khô hoặc dễ bong tróc thường rất dễ gặp tình trạng dặm môi lần 2 vẫn không lên màu. Da môi quá khô, không đủ ẩm hoặc dễ kích ứng sẽ làm chậm quá trình hấp thụ mực xăm, khiến màu môi không bền hoặc không lên được màu đúng chuẩn. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần có chế độ chăm sóc da kỹ lưỡng và tuân theo các hướng dẫn của chuyên gia sau khi phun xăm.

Quy trình phục hồi môi sau dặm môi lần 2 là một bước quan trọng trong quá trình hoàn thiện kết quả phun môi cuối cùng. Hiểu rõ các bước chăm sóc sau khi dặm lại môi và những yếu tố ảnh hưởng sẽ mang lại kết quả phun xăm môi tốt nhất cho bạn. Nếu bạn đang mong muốn trở thành một kỹ thuật viên phun xăm thẩm mỹ và trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để thực hiện quy trình này một cách chuyên nghiệp, hãy đăng ký ngay khóa học phun xăm tại học viện Mega. Tại đây, bạn sẽ được đào tạo bởi những giảng viên giàu kinh nghiệm, giúp bạn tự tin vào nghề với kiến thức chuyên môn và tay nghề vững chắc. Đừng bỏ lỡ! Đăng ký khóa học ngay!

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận