Ở Việt Nam hiện nay, sự phát triển công nghệ và sự biến đổi trong nền kinh tế đã tạo ra sự chênh lệch rõ ràng về cung và cầu trong một số lĩnh vực lao động. Do đó có những ngành đang thừa nhân lực trong xã hội ngày càng phổ biến. Vậy đâu là những ngành nghề có nguy cơ thất nghiệp cao trong tương lai? Nếu bạn muốn đưa ra lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn thì hãy theo dõi bài viết này của Mega Academy.
Nguyên nhân dẫn đến có những ngành thừa nhân lực
Tình trạng thừa nhân lực trong nhiều ngành nghề có rất nhiều nguyên nhân và do từ một số các yếu tố phức tạp. Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân những ngành đang thừa nhân lực như sau:
Cầu ít cung nhiều
Đầu tiên là sự “quá tải” của nguồn cung xảy ra khi có quá nhiều người chọn học cùng một ngành “hot” vào một thời điểm cụ thể. Điều này dẫn đến việc số lượng công việc có hạn không đáp ứng được hết cho số lượng lớn nguồn nhân lực này.
Vấn đề về năng lực của nguồn lao động
Một điều cần làm rõ chính là có những ngành đang thừa nhân lực không chỉ bởi nhu cầu tuyển dụng quá ít so với nhân sự ứng tuyển, mà còn bởi chất lượng nhân sự chưa được như mong muốn. Một số người lao động không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, khiến họ dần bị loại bỏ khỏi hệ thống.
Ở Việt Nam, nguồn lao động dồi dào và nhiều ngành nghề mới mọc lên nhằm cung cấp cơ hội việc làm cho các bạn trẻ. Nhưng vấn đề là nhu cầu tuyển dụng có nhiều thì nếu bạn không đáp ứng được yêu cầu công việc thì sớm hay muộn cũng bị đào thải. Hiện nay, tự động hóa đang ngày càng phát triển và dần thay thế công việc của con người. Chính vì vậy, yếu tố năng lực, hiệu suất làm việc ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm. Và tất nhiên, nếu bạn không mang lại giá trị như công ty mong muốn, rất có thể bạn sẽ có tên trong danh sách cắt giảm nhân sự.
Sự thay đổi công nghệ
Vấn đề tiếp theo là sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, tạo ra yêu cầu cao hơn về kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Điều này dẫn đến sự kỳ vọng của nhà tuyển dụng đối với nhân lực có trình độ, kinh nghiệm và chuyên môn cao. Mối đe dọa ở đây là tương lai có thể đối mặt với nguồn lao động vừa thừa (do số người theo học quá nhiều) và vừa thiếu (do không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng).
Top những ngành đang thừa nhân lực
Các ngành trải qua tình trạng dư thừa nhân lực khi có sự chênh lệch giữa số lượng người tìm việc và số lượng vị trí tuyển dụng có sẵn. Dưới đây là một số ngành thường gặp tình trạng thừa nhân lực ở hiện tại và tương lai:
Ngân hàng
Sau đợt dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong ngành ngân hàng, đã gặp nhiều ảnh hưởng lớn. Kết quả gây ra tình trạng thừa nhân lực, buộc nhiều tổ chức phải thực hiện các biện pháp tái cơ cấu nhằm cắt giảm lực lượng lao động. Do đó đã tạo ra những thách thức đáng kể cho những người đã chọn theo đuổi ngành này.
Thực tế hiện nay, ngành Tài chính – Ngân hàng trở thành một trong những nhóm nghề có số lượng người tìm việc nhiều nhất với tỷ lệ đứng đầu cả nước là 21,9%. Ngành này cùng với quản trị nhân sự (11,1%) và kế toán (10,5%) đang gặp khó khăn trong vấn đề cung ứng việc làm cho tân cử nhân.
Mặc dù tình trạng này đã được phản ánh rõ từ năm 2016, nhưng vẫn có sự tiếp tục tuyển sinh với số lượng chỉ tiêu lớn trong ngành Tài chính – Ngân hàng tại nhiều trường đại học, vượt trội so với các ngành khác. Mùa tuyển sinh gần đây vẫn tiếp tục đặt ngành này là ưu tiên hàng đầu với chỉ tiêu tuyển sinh không giảm đi. Thế nên ngành ngân hàng đã trở thành một trong những nghề đang thừa nhân lực mà bạn không nên chọn.
Kế toán – Kiểm toán
Ngành Kế toán – Kiểm toán được coi là một ngành nghề “hot” được rất nhiều người nhiều qua tâm, dựa vào khảo sát sàn giao dịch việc làm Hà Nội vào nửa đầu năm 2016. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, ngành Kiểm toán đang đối mặt với tình trạng thừa nhân lực và dự báo sẽ tiếp tục có tình trạng dư thừa trong tương lai. Việc lựa chọn ngành này cho sự nghiệp có thể gặp nhiều khó khăn.
Số lượng người tìm việc vượt quá nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đã tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Điều này đã dẫn đến việc các ứng viên phải đối mặt với một tỉ lệ chọi cao vô cùng khi cạnh tranh cho cơ hội việc làm. Cảnh báo này đã yêu cầu các trường Đại học và Cao đẳng phải hạn chế tuyển sinh quá mức vào ngành Kiểm toán nhằm giảm thiểu tình trạng tăng cao của sinh viên thất nghiệp hoặc làm công việc không liên quan đến chuyên ngành.
Sư phạm
Ngành sư phạm là ngành đang được báo động đỏ vì đang thừa nhân lực rất nhiều. Thống kê mới nhất của Bộ cho thấy có hơn 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa cùng với khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường đối diện với nguy cơ thất nghiệp.
Nghiên cứu của PGS.TS Bùi Văn Quân từ trường ĐH Thủ đô cũng chỉ ra rằng từ năm 2013 đến nay, sau khi giảm chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm, mỗi năm có khoảng 4.000 sinh viên ra trường không tìm được việc làm. Trong năm 2020, 70.000 cử nhân sư phạm thất nghiệp phân bố rộng rãi ở các cấp học, đặc biệt là bậc tiểu học với khoảng 41.000 người thừa, THCS với 12.200 người và cấp THPT với 16.900 người.
Những chuyên gia giáo dục đã phân tích rằng con số dư thừa và thất nghiệp lớn là kết quả của việc dự báo không chính xác về giảm số lượng học sinh, việc mở các trường sư phạm không hợp lý và chỉ tiêu đào tạo chưa kịp kiểm soát. Hơn nữa do chính sách hỗ trợ học phí cũng đã thúc đẩy thí sinh thi vào ngành này, khiến cho lượng sinh viên ra trường tăng lên đột ngột, dẫn đến tình trạng quá tải trong ngành sư phạm và nhiều sinh viên phải đối mặt với thất nghiệp.
Quản trị nhân lực
Quản trị nhân lực đang trở thành một trong những ngành đang thừa nhân lực trong tương lai do tính bao quát của công việc. Quản trị nhân lực được coi là việc đào tạo “sếp” cho các đội ngũ trong doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển và tồn tại của công ty. Mỗi phòng ban cần một bộ phận quản lý đủ để phân bổ nhiệm vụ và tương tác với nhân sự, ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong thực tế, mỗi phòng ban thường chỉ cần một người đảm nhận vị trí này dù có nhiều nhân sự đến đâu. Điều này tạo ra một sự cạnh tranh khốc liệt khi hàng nghìn sinh viên ra trường mỗi năm cố gắng xin việc vào vị trí này khi không đảm bảo được yếu tố kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và tầm nhìn xa. Thay vì được làm ở vị trí quản lý, hầu hết sinh viên mới ra trường thường chỉ được nhận vào các vị trí nhân sự học việc hoặc thực tập, không thể tiếp cận trực tiếp với việc quản lý. Bởi đó dẫn đến tỷ lệ làm trái ngành cao hoặc thất nghiệp trong lĩnh vực này.
Sân khấu điện ảnh
Lĩnh vực sân khấu điện ảnh đang gặp tình trạng thừa nhân lực và tỷ lệ đào thải cao nhất. Trở thành diễn viên chuyên nghiệp không chỉ yêu cầu tài năng và sự nỗ lực mà còn phải đối mặt với những thách thức khó khăn.
Người mới bắt đầu phải cạnh tranh gay gắt với những người có kinh nghiệm và danh tiếng trong ngành. Đồng thời, họ gặp khó khăn trong việc có cơ hội thể hiện tài năng của mình và không dễ dàng được chọn lựa các vai diễn.
Đặc biệt đối với diễn viên sân khấu, phải đối mặt với khó khăn về tài chính, lịch biểu và sức khỏe. Với số lượng sản phẩm văn hóa ngày càng gia tăng, tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi diễn viên phải cố gắng để duy trì sự nghiệp của mình.
Công nghệ môi trường
Một trong những ngành đang thừa nhân lực hiện nay tại Việt Nam còn có thể kể đến ngành công nghệ môi trường. Công nghệ môi trường là một chuyên ngành đòi hỏi sự kết hợp giữa nghiên cứu và kỹ thuật, với kiến thức chuyên môn về xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn. Tùy thuộc vào chuyên ngành, người học có thể tập trung vào công việc tại các công ty cấp nước, nhà máy xử lý nước, hoặc đo đạc chất lượng không khí và xử lý không khí ô nhiễm.
Tuy nhiên, mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng với điều kiện kinh tế khó khăn và sự bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức, ngành công nghệ môi trường đang gặp phải tình trạng thừa nhân lực. Điều này làm cho việc tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực này trở nên khó khăn, nhiều người tốt nghiệp phải đối diện với thất nghiệp hoặc chuyển ngành.
Thực tế, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thường không có nhu cầu tuyển dụng lớn. Điều này khiến cho việc phát triển sự nghiệp trong ngành trở nên hạn chế, dù có thể có cơ hội làm việc tại các cơ sở nhà nước nhưng không thực sự tạo ra nhiều khả năng phát triển.
Biên tập xuất bản
Trong thế giới hiện đại, sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông khiến việc thu hút khách hàng thông qua báo chí, tạp chí và sách trở nên khó khăn hơn. Do đó khiến cho bạn khó có cơ hội chen chân vào ngành, cạnh tranh với những tác giả nổi tiếng và đã có chỗ đứng trong thị trường. Ngành biên tập xuất bản đòi hỏi sự tận tụy với việc làm và một tâm hồn say mê với ngôn ngữ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ít người trẻ đáp ứng được tiêu chí này, làm cho tìm việc và duy trì trong ngành trở nên khó khăn và dễ bị loại bỏ nhanh chóng. Đồng thời, ngành này còn yêu cầu sự tỉ mỉ, kỹ năng và sự chăm chỉ. Mặc dù không phải là ngành nổi bật, nhưng theo nhiều nghiên cứu, số lượng cử nhân xuất bản hiện đang vượt quá nhu cầu tuyển dụng.
Với người trẻ theo đuổi ngành này, cần có sự say mê không ngừng, sẵn lòng thích nghi với cuộc sống và phát triển kỹ năng mềm đa dạng. Sự kiên trì, kiến thức chuyên môn, khả năng giao tiếp và đàm phán là yếu tố quan trọng để vượt qua những thách thức thực tế của ngành. Do đó dẫn đến nhiều người trẻ sau khi tốt nghiệp phải làm trái ngành hoặc chưa thực sự thích nghi với ngành nghề.
Ngành lịch sử
Lịch sử không chỉ là một ngành học có giá trị lớn về việc hiểu quá khứ mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới ngày nay. Tuy nhiên, việc loại bỏ lịch sử khỏi chương trình đào tạo bắt buộc có thể khiến ngành này trở thành một trong những ngành đang thừa nhân lực ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Điều này gây khó khăn cho sinh viên lịch sử khi tốt nghiệp vì họ sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp. Tuy nhiên, kiến thức lịch sử vẫn là một phần không thể thiếu trong văn hoá và sự phát triển của một quốc gia.
Để phát triển ngành này, cần có các cơ chế thúc đẩy việc áp dụng kiến thức lịch sử vào thực tế, tạo ra cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành này. Tìm kiếm các cơ hội làm việc phù hợp cho những ngành nghề đang thừa nhân lực như lịch sử và thiết lập các chương trình đào tạo mới có thể giúp tăng cơ hội việc làm cho cử nhân lịch sử. Từ đó đưa ngành học này trở lại vị trí quan trọng trong lĩnh vực giáo dục.
Telesale
Telesale hiện đang là một trong những ngành có tình trạng thừa nhân lực. Kênh tiếp thị trên mạng xã hội đang phát triển, nhưng cũng đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt. Sự cạnh tranh này khiến doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào quảng cáo và marketing để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Chưa kể, khách hàng ngày càng thông minh, tiếp cận họ thông qua telesale truyền thống không còn hiệu quả như trước. Sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo và công nghệ đang thay thế nhiều công việc tiếp thị bằng giải pháp tự động hóa, tiết kiệm chi phí. Điều này đồng nghĩa Telesale có khả năng cao nằm trong số những ngành thừa nhân lực trong tương lai. Chưa kể, đây còn là ngành nghề không yêu cầu quá nhiều về bằng cấp, chỉ cần giọng nói ổn, khả năng thuyết phục và sự chăm chỉ.
Như vậy, bạn có sự tiến bộ mỗi ngày về những kỹ năng cần thiết của nhân viên telesale. Nếu quyết định theo đuổi ngành này, bạn cần luôn cập nhật và học hỏi các kỹ năng mới. Đồng thời tìm kiếm lĩnh vực cụ thể phù hợp với sở thích và năng lực của mình là điều quan trọng.
Ngành nhân học
Ngành nhân học là ngành nghiên cứu sâu về con người, bao gồm cả lịch sử, sự phát triển và tư duy, cũng như các yếu tố văn hóa và xã hội khác ảnh hưởng đến họ.
Tuy nhiên, trong thực tế, có rất ít doanh nghiệp sử dụng kiến thức từ ngành nhân học. Điều này làm cho ngành này có nguy cơ trở thành một trong những ngành đang thừa nhân lực trong tương lai. Thực tế cho thấy, việc tìm kiếm công việc trong lĩnh vực này khá khó, nhiều người sau khi tốt nghiệp thường phải làm ở những vị trí không liên quan hoặc áp dụng những kiến thức đã học vào công việc khác.
Tham khảo: Không giỏi tiếng Anh nên học ngành nào?
Kỹ sư xây dựng
Trên khắp đất nước, việc đào tạo kỹ sư xây dựng khá nhiều và con số sinh viên ra trường không hề nhỏ. Tuy nhiên, với số lượng lớn này, các công ty trong lĩnh vực này yêu cầu nhân sự có kinh nghiệm, điều mà sinh viên mới ra trường thường khó đáp ứng được.
Những sinh viên với tấm bằng kỹ sư xây dựng học lực khá, điểm chuyên ngành ấn tượng và cả hàng loạt chứng chỉ liên quan đến ngành nghề, nhưng vẫn gặp phải sự từ chối vì thiếu kinh nghiệm. Điều này đưa ra cảnh báo rằng việc chọn ngành học không chỉ nên dựa vào đam mê mà còn cần xem xét khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Trên thực tế, ngành kỹ sư xây dựng hiện đang trở thành một trong những ngành thừa nhân lực do số lượng lớn sinh viên mới ra trường nhưng khó có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp lớn.
Công nghệ sinh học
Hiện nay, ngành công nghệ sinh học đang đối mặt với tình trạng dư thừa nhân lực tương đối rõ ràng. Điều này xuất phát từ việc nhiều trường tăng cường đào tạo ngành này mà không đồng bộ với nhu cầu thực tế của thị trường. Số lượng sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình đào tạo công nghệ sinh học đang vượt quá nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và tổ chức có liên quan.
Một lý do khác là do tính đa ngành và đa dạng của công nghệ sinh học. Kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực này đòi hỏi sự chuyên sâu, khiến cho việc tìm kiếm việc làm phù hợp với từng chuyên ngành cụ thể trở nên khó khăn hơn đối với các sinh viên mới ra trường. Mặc dù ngành này có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai, nhưng hiện tại, sự dư thừa nhân lực có thể gây khó khăn cho các sinh viên mới tốt nghiệp khi họ phải cạnh tranh khốc liệt để có được cơ hội việc làm.
Lễ tân
Sự phổ biến của công nghệ thông tin đã làm thay đổi cách thức làm việc của lễ tân. Một số công việc được tự động hóa hoặc thực hiện thông qua các hệ thống trực tuyến, giảm bớt nhu cầu về nhân lực trực tiếp tại các điểm tiếp đón hay khách sạn.
Kỹ năng của lễ tân cũng đang trở nên đa dạng hơn, không chỉ giới hạn ở việc giao tiếp mà còn bao gồm các kỹ năng kỹ thuật, quản lý dữ liệu và công nghệ thông tin. Điều này làm cho việc cạnh tranh trong ngành trở nên khốc liệt và tạo ra thách thức cho các sinh viên mới tốt nghiệp khi tìm kiếm việc làm. Do đó, nếu bạn lựa chọn theo ngành lễ tân thì cần phải cân nhắc vì nó đang thừa nhân lực cũng như yêu cầu công việc ngày càng được nâng lên.
Xem thêm: Những ngành nghề không được xăm hình
Tổng kết
Có thể thấy rằng lựa chọn một nghề không đơn giản là bạn thích gì, mà cần xem xét nhiều yếu tố khác để đảm bảo có được công việc ổn định trong tương lai. Trên đây, học viện Mega đã cung cấp những ngành đang thừa nhân lực để bạn có thể tham khảo và đưa ra được lựa chọn đúng đắn cho sự nghiệp của mình. Bên cạnh những ngành có nguy cơ thừa nhân lực thì vẫn có những nghề dự đoán thiếu nhân sự trong tương lai như trí tuệ nhân tạo, tâm lý học hay kỹ thuật viên spa chuyên nghiệp. Vì thế, bạn có thể tìm hiểu về những ngành nghề đó để có thể đưa ra lựa chọn phù hơn cho bản thân, cũng như khi suy xét đến nhu cầu tuyển dụng. Nếu bạn đang tìm kiếm nơi đào tạo để có thể tự tin trở thành một nhân viên spa chuyên nghiệp, vững kiến thức, cứng tay nghề cùng những kỹ năng mềm liên quan thì hãy liên hệ với Học viện thẩm mỹ Mega Academy qua 1900 8136 để được tư vấn và nhận ưu đãi hấp dẫn về lớp học spa. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ có ích với bạn, chúc bạn sớm tìm được công việc mình yêu thích.
Tôi là Lê Thị Toan, CEO của Viện thẩm mỹ quốc tế Mega Korea – một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thẩm mỹ tại Việt Nam và Học viện đào tạo thẩm mỹ Mega Academy. Với hơn 7 năm làm việc trong ngành thẩm mỹ và 5 năm làm việc với tư cách là CEO, người sáng lập hệ thống viện thẩm mỹ uy tín, tôi đã dành một phần thành xuân của mình để nghiên cứu và phát triển các phương pháp làm đẹp an toàn và hiệu quả.